Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thiếu sinh Hướng đạo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|Scouting}}
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 32:
Cắm trại thường xảy ra nhất ở cấp đơn vị như trong Thiếu đoàn, nhưng cũng có các trại định kỳ và các [[Trại họp bạn]]. Trại định kỳ là các sự kiện mà các đơn vị từ một khu vực địa phương cùng cắm trại với nhau trong cuối tuần. Các trại loại nầy xảy ra vài lần trong một năm và thường thường có một đề tài, thí dụ như thám du. Trại họp bạn là các sự kiện lớn ở cấp quốc tế hay cấp quốc gia được tổ chức cứ bốn năm một lần cho hàng ngàn trại sinh cắm trại chung với nhau trong khoảng thời gian dài từ 1 đến 2 tuần. Các hoạt động ở các sự kiện này là có trò chơi, thi đua [[kỹ thuật Hướng đạo]], trao đổi phù hiệu, trò chơi dưới nước, điêu khắc gổ, bắn cung, bắn súng ngắn và súng trường.
 
Đối với các Thiếu sinh và [[Huynh trưởng]], điểm nổi bật trong năm là trải qua ít nhất một tuần cho các hoạt động ngoài trời. Đây có thể là một sự kiện dài như [[cắm trại]], đi bộ đường dài, đi thuyền buồm, chèo thuyền hoặc đi thuyền [[kayak]] với đơn vị hoặc một trại hè được điều động ở cấp châu, tỉnh, hay tiểu bang. Các Thiếu sinh Hướng đạo tham gia một trại hè , thường là dài một tuần trong mùa hè, làm việc tích cực để lấy các [[chuyên hiệu]], thăng tiến, và hoàn hảo các kỷkỹ năng của [[kỹ thuật Hướng đạo]]. Một số trại hè điều hành các chương trình đặc biệt cho các Thiếu sinh Hướng đạo lớn tuổi hơn, thí dụ như đi thuyền buồm, mang trang bị sau lưng, chèo thuyền, điêu khắc và câu cá.
 
===Làm việc để lên cấp bậc và lấy các chuyên hiệu===
Dòng 44:
===Cấp đoàn===
[[Hình:Hike_fire_trail.jpg|nhỏ|200px|phải| Một nhóm Hướng đạo [[Úc]] (nam và nữ) đi bộ dọc theo một đường mòn trong một công viên quốc gia. Chú ý là thành viên Hướng đạo Úc thường thì không mặc đồng phục trừ khi cho các dịp lễ nghi]]
Đoàn là đơn vị cơ bản của Thiếu sinh Hướng đạo và [[Hướng đạo Việt Nam]] gọi đơn vị này là Thiếu đoàn. Đây là đơn vị mà một cậu bé tham gia và qua đó cậu tham dự các hoạt động Hướng đạo như cắm trại, mang trang bị sau lưng, chèo thuyền,... Lãnh đạo đoàn gồm có người lớn và thiếu niên tổ chức và góp phần hổhỗ trợ các hoạt động của đoàn. Nó có thể có ít nhất là 6 cậu bé hoặc nhiều nhất là 70 cậu hay nhiều hơn. Các đoàn thường họp mặt hàng tuần. Một Thiếu đoàn thường được một tổ chức cộng đồng như một cơ sở thương mại, tổ chức dịch vụ, trường học, công đoàn, nhóm cựu chiến binh, hay một hội đoàn tôn giáo bảo trợ. Tổ chức bảo trợ có trách nhiệm cung cấp nơi họp mặt và cổ võ một chương trình tốt. Một yếu tố chính của ''[[Phương pháp Hướng đạo]]'' là các Thiếu đoàn được chính các Thiếu sinh điều hành dưới sự hướng dẫn và cố vấn của các [[Huynh trưởng]].<ref name="commguide">{{cite book | last = | first = | authorlink = | coauthors = | year = 1990 | title = BSA Troop Committee Guidebook | publisher = Boy Scouts of America | location = Irving, TX | id = ISBN 0-8395-6505-4}}</ref>
 
===Cấp đội===
Mỗi Thiếu đoàn được chia thành nhiều đội có từ 6 đến 10 Thiếu sinh và sử dụng “phương pháp hàng đội” chia các Thiếu sinh thành các nhóm nhỏ từ Thiếu đoàn. Sự độc lập cuả một đội khỏi Thiếu đoàn thì khác nhau giữa các Thiếu đoàn và giữa các hoạt động. Thí dụ, một Thiếu đoàn tiêu biểu thường tổ chức các buổi họp mặt chung như một đơn vị. Tự trị đội trở nên thấy rỏ hơn ở các lần cắm trại bên ngoài nơi mà mỗi đội có thể dựng khu nấu ăn riêng cuả đội. Tuy nhiên trong những lần đi thám du cấp cao thì chỉ có một nhóm nhỏ Thiếu sinh cuả Thiếu đoàn tham dự vì thế sự phân chia đội biến mất hoàn toàn. Các đội có thể tổ chức họp mặt và thậm chí tách hoàn toàn khỏi phần còn lại của Thiếu đoàn, nhưng điều này là thông thường ở một số Thiếu đoàn hơn ở một số Thiếu đoàn khác.<ref name="trooporg">{{cite web | last = | first = | authorlink = | coauthors = | year = April 2000 | url = http://usscouts.org/boyscouts/bstroop.html | title = Troop Organization | format = | work = | publisher = US Scouts.org | accessdate = 26-07-2006}}, p. 2-15</ref>
 
Các Thiếu đoàn trộn các Thiếu sinh lớn và nhỏ vào trong cùng các đội để các Thiếu sinh lớn có thể dạy các Thiếu sinh nhỏ hơn một cách hữu hiệu. Các Thiếu đoàn khác thì sắp các Thiếu sinh theo tuổi, và có thể cử một Thiếu sinh lớn hơn làm "người hướng dẫn" để làm thầy cho mỗi đội nhỏ tuổi hơn. Có những Thiếu đoàn có thể cho phép một cậu bé tự chọn gia nhập vào đội mình thích.
Dòng 58:
Theo [[phương pháp Hướng đạo]], một Thiếu đoàn được chia thành các đội và điều hành bởi chính Thiếu sinh trong đội. Mỗi đội bầu lên một Đội trưởng (''Patrol Leader'') và Đội trưởng sau đó sẽ chọn ra Đội phó của mình. Trong một số hội Hướng đạo, Đội trưởng và Đội phó thường được huynh trưởng bổ nhiệm, hoặc cả hai đều được bầu lên từ đội của mình. Nhiều vị trí lãnh đạo Thiếu niên đòi hỏi huấn luyện. Nhiều hội Hướng đạo có các chương trình huấn luyện cho các Thiếu sinh giữ các vị trí lãnh đạo trong Thiếu đoàn của họ.
 
Hội đồng đội trưởng gồm các đội trưởng trong Thiếu đoàn được dẫn dắt bởi một Đội trưởng nhất (''Senior Patrol Leader''). Đội trưởng nhất này làm việc bên cạnh Thiếu đoàn trưởng để điều hành các hoạt động của Thiếu đoàn. Đội trưởng nhất này phải dự hầu hết các buổi họp và sinh hoạt ngoài trời. Trong khi Đội trưởng nhất có trách nhiệm trực tiếp điều hành Thiếu đoàn, cậu ta cũng đồng thời chia sẽsẻ trách nhiệm với một hoặc nhiều phụ tá của mình. Cũng có các vị trí trách nhiệm khác trong phạm vi Thiếu đoàn nhưng bổn phận của các vị trí này đa dạng ở các quốc gia khác nhau.<ref name="trooporg"/>
 
===Liên đoàn Hướng đạo===
Dòng 65:
 
===Tổ chức trên cấp đoàn và liên đoàn===
Đơn vị chính của Thiếu sinh Hướng đạo là đoàn (''troop'') thường được gọi theo Hướng đạo Việt Nam là Thiếu đoàn. Nhiều đoàn hoặc nhiều ngành khác nhau tạo thành một Liên đoàn Hướng đạo. Tổ chức cấp trên đoàn và liên đoàn là đạo (''district'') gồm có các đoàn hoặc liên đoàn ở gần nhau về phương diện địa dư, cung cấp sự hổhỗ trợ và cố vấn cho nhau và cùng nhau [[cắm trại]] cấp đạo vài lần trong một năm. Tại nhiều nước, đạo là cấp bậc đầu tiên mà đoàn có thể liên lạc với các [[Huynh trưởng]] chuyên nghiệp của hội Hướng đạo quốc gia. Trong một số hội Hướng đạo quốc gia, nhiều đạo được tổ chức vào trong một vùng hay một châu (''council''). Trên cấp bậc châu là hội Hướng đạo quốc gia. Đa số các hội quốc gia là thành viên của [[Tổ chức Phong trào Hướng đạo Thế giới]] và/hoặc [[Hội Nữ Hướng đạo Thế giới]], một vài hội là thành viên của [[Trật tự Hướng đạo Thế giới]], [[Liên hội Hướng đạo Độc lập Thế giới]], [[Union Internationale des Guides et Scouts d'Europe]] hay [[Confédération Européenne de Scoutisme]] và một số khác thì không liên kết.
==Đồng phục==
Đồng phục Thiếu sinh là một đặc tính riêng của Hướng đạo. Trong bài nói chuyện của Robert Baden-Powell tại [[Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới lần thứ 5|Trại Họp bạn Hướng đạo Thế giới năm 1937]], ông nói rằng đồng phục "che dấu đi những khác biệt về chuẩn mực xã hội trong một quốc gia và tạo nên sự công bằng; nhưng quan trọng hơn hết là nó che phũ các dị biệt về quốc gia, chủng tộc và tín ngưỡng, và làm cho mọi người có cảm giác rằng họ là thành viên của nhau trong một tình huynh đệ vĩ đại".<ref name="uniform">{{cite web | last = Wade | first = E.K. | authorlink = | coauthors = | year = 1957 | url = http://pinetreeweb.com/wade12.htm | title = 27 Years With Baden-Powell | format = PDF | work = Why the Uniform?, ch 12 | publisher = Pinetree.web | accessdate = 24-07-2006}}</ref> Đồng phục ban đầu mà đã tạo ra một hình ảnh quen thuộc trong mắt cộng đồng và có một hình dạng rất quân sự gồm có một áo sơ mi khaki, quần sọt và [[mũ vận động]] rộng vành. Chính Baden-Powell cũng mặt quần sọt vì ông cảm nhận rằng mặt đồ như thiếu niên góp phần làm giảm khoảng cách tuổi tác giữa người lớn và thiếu niên.