Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Washington (BB-56)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
update infobox
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 117:
Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là ''Washington'' không lâu sau đó giáp chiến cùng với ''Kirishima'' trong cuộc đối đầu giữa những thiết giáp hạm lần đầu tiên trong chiến tranh tại Thái Bình Dương. Trong bảy phút, được hướng dẫn bởi [[radar]], ''Washington'' đã bắn 75 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) và 107 quả đạn 127 mm (5 inch) ở tầm xa từ 7.700 đến 11.600 m (8.400 - 12.650 yard), bắn trúng ít nhất chín quả đạn 406 mm và khoảng 40 quả đạn 127 mm, khiến ''Kirishima'' phải lặng tiếng và bốc cháy. Sau đó, các khẩu đội pháo 127 mm (5 inch) của ''Washington'' còn bắn vào các mục tiêu khác hiện diện trên màn hình radar.
 
Tuy nhiên, trận hải chiến ngoài khơi Guadalcanal không phải chỉ là một chiều. Hải pháo cùng [[ngư lôi Kiểu 93|ngư lôi Long Lance]] mạnh mẻmẽ của lực lượng Nhật đã phá hủy bốn tàu khu trục của Lực lượng Đặc nhiệm 64. ''Walke'' và ''Preston'' trúng nhiều đạn pháo đủ các cỡ và bị đánh chìm; ''Benham'' bị hư hại nặng phía mũi tàu, trong khi ''Gwin'' đúng đạn phía sau đuôi tàu.
 
''South Dakota'' phải cơ động để tránh những chiếc ''Walke'' và ''Preston'' đang bốc cháy, nhưng không lâu sau lại trở thành mục tiêu của toàn bộ lực lượng bắn pháo Nhật Bản. Chiếc thiết giáp hạm chịu đựng nhiều phát đạn bắn trúng và hư hỏng hệ thống điện nên bị buộc phải rút lui, trong khi ''Washington'' di chuyển về phía Bắc thu hút hỏa lực đối phương về phía nó che chở cho đồng đội đang bị hư hại cũng như các tàu khu trục ''Benham'' và ''Gwin''. Thoạt tiên, các tàu chiến Nhật còn lại truy đuổi theo ''Washington'' nhưng chúng nhanh chóng tháo lui vì e ngại các khẩu pháo hạng nặng của chiếc thiết giáp hạm; sau đó chúng rút lui dưới sự che chở của một màn khói ngụy trang.
Dòng 161:
Cùng ngày hôm đó, Đô đốc [[Jisaburo Ozawa]], chỉ huy lực lượng nòng cốt của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản, được lệnh tấn công và tiêu diệt lực lượng đổ bộ tại quần đảo Mariana. Tuy nhiên, việc khởi hành lực lượng tàu sân bay của ông đã bị tàu ngầm [[USS Redfin (SS-272)| ''Redfin'']] phát hiện, khi chúng rời [[Tawi Tawi]], đảo cực Tây của [[quần đảo Sulu]]. Tàu ngầm [[USS Flying Fish (SS-229)|''Flying Fish'']] cũng trông thấy lực lượng của Ozawa khi chúng đi vào khu vực [[biển Philippine]]. Tàu ngầm [[USS Cavalla (SS-244)|''Cavalla'']] cũng đánh điện báo cáo trông thấy một đội tàu tiếp tế nhiên liệu đối phương vào ngày [[16 tháng 6]] và tiếp tục theo dõi khi chúng hướng đến khu vực quần đảo Mariana. Nó lại trông thấy các đơn vị của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản một lần nữa vào ngày [[18 tháng 6]].
 
Trong lúc đó, Đô đốc [[Raymond Spruance]], Tư lệnh [[Đệ Ngũ hạm đội Hoa Kỳ|Đệ Ngũ hạm đội]], đã biết được sự điều động lực lượng của Hải quân Nhật và đã vạch ra kế hoạch tác chiến tương ứng. Lực lượng của Phó Đô đốc Lee hình thành nên màn chắn bảo vệ chung quanh các tàu sân bay thiết yếu; trong đó ''Washington'' cùng sáu thiết giáp hạm khác, bốn tàu tuần dương hạng nặng và 14 tàu khu trục được bố trí để hộ tống lực lượng tàu sân bay. Ngày [[19 tháng 6]], những chiếc tàu chiến bị tấn công bởi máy bay xuất phát từ các tàu sân bay và máy bay đặt căn cứ trên bờ khi [[trận chiến biển Philippine]] tiếp diễn. Hỏa lực mạnh mẻmẽ của hàng rào phòng không cộng với khả năng của các phi công Mỹ đảm trách tuần tra chiến đấu trên không tỏ ra đủ để ngăn chặn lực lượng tấn công Nhật Bản. Việc một số lượng lớn máy bay Nhật bị mất, đôi khi còn được gọi là "Cuộc săn vịt trời Marianas vĩ đại", đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho không lực của Hải quân Nhật. Trong bốn đợt không kích, đối phương đã tung ra 373 máy bay; và chỉ có 130 chiếc quay về.
 
Thêm vào đó, 50 máy bay ném bom đặt căn cứ tại Guam bị bắn cháy. Trên 930 máy bay từ các tàu sân bay Mỹ đã tham gia hoạt động không chiến, và tổn thất của họ khá thấp khi chỉ có 29 máy bay bị bắn rơi và sáu chiếc khác bị mất do tai nạn, và không có một tàu chiến nào thuộc lực lượng đặc nhiệm của Mitscher bị mất. Chỉ có một số ít máy bay đối phương tìm cách vượt qua được hàng rào tuần tra chiến đấu và hỏa lực phòng không. Một chiếc đã đánh trúng một cú trực tiếp trên chiếc ''South Dakota'', làm thiệt mạng 27 người và bị thương 29 người khác. Một quả bom nổ trên sàn đáp của tàu sân bay [[USS Wasp (CV-18)|''Wasp'']], làm thiệt mạng một người và bị thương 12, tung lên sàn đáp một cơn mưa mảnh đạn cháy. Hai máy bay khác nhắm vào ''Bunker Hill'', một chiếc ném suýt trúng trong khi chiếc kia làm thủng một lổ trên thang nâng và làm hỏng tạm thời hệ thống tiếp xăng trong hầm chứa, khiến ba người thiệt mạng và 79 người bị thương. Nhiều đám cháy phát sinh được nhanh chóng dập tắt. Thêm vào đó, các tàu tuần dương [[USS Minneapolis (CA-36)|''Minneapolis'']] và ''Indiana'' bị hư hại nhẹ.