Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Triều Pagan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 8:
Triều Pagan khởi đầu từ một địa phương của người Miến ở Pagan. Người Miến đã từ [[Nam Chiếu]] (ở [[Vân Nam]] ngày nay) đến định cử ở trung tâm vùng [[đồng bằng Ayeyarwaddy]].<ref name=vbl-88>{{cite book | author=Victor B Lieberman | title= Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800–1830, volume 1, Integration on the Mainland | year=2003 | publisher=Cambridge University Press | pages=88–112 | isbn=978-0-521-80496-7}}</ref><ref name=rlf-56>{{cite book | title=The River of Lost Footsteps—Histories of Burma | author=[[Thant Myint-U]] | year=2006 | publisher=Farrar, Straus and Giroux | isbn=978-0-374-16342-6, 0-374-16342-1 | page=56}}</ref> Lịch sử Triều Pagan chính thức bắt đầu vào khoảng năm 849 khi một vị vua người Miến cho xây thành bao ở đây. Trong hai trăm năm kế tiếp, vương quốc Pagan dần dần lớn mạnh và thâu tóm các khu vực lân cận. Năm 1057, vua [[Anawrahta]] chinh phục [[vương quốc Ramannadesa]] (hay vương quốc Thaton) của người Môn ở [[Hạ Miến]]. Những vị vua nhà Pagan tiếp theo đã mở rộng ảnh hưởng của họ xa hơn nữa về [[phía nam]] tới phần [[phía bắc]] [[bán đảo Mã Lai]], về [[phía đông]] tới tận [[sông Thanlwin]] và có thể xa hơn thế, về phía bắc tới tận gần [[biên giới Myanma-Trung Quốc]] hiện nay, và [[phía tây]] tới tận vùng đất của [[người Arakan]] và [[người Chin]].<ref name=vbl-88/><ref name=geh>{{cite book | title=History of Burma | author=GE Harvey | page=21 | publisher=Asian Educational Services | year=1925 | edition=2000 | isbn=8120613651, 9788120613652}}</ref> Các sử ký của Myanma thậm chí còn ghi rằng các vua Triều Pagan đã vươn thế lực tới toàn bộ đồng bằng [[sông Chao Phraya]] và tới tận [[eo biển Malacca]].<ref name=rlf-56/> Có thể nói, vào giữa thế kỷ 12, phần lớn [[lục địa Đông Nam Á]] nằm dưới sự kiểm soát ở những mức độ nào đó hoặc của [[Đế quốc Khmer]] hoặc của Pagan.
 
Ngôn ngữ và văn hóa Miến dần dần thống trị ở miền bắc đồng bằng IrrawaddyAyeyarwaddy; và vào khoảng cuối thế kỷ 12, đã lấn át cả ngôn ngữ và văn hóa Pyu, Môn và [[Pali]]. Phật giáo bắt đầu lan rộng đến các thôn xóm mặc dù [[Phật giáo Đại thừa]], [[Mật tông]], [[Bà la môn]], và [[bái vật giáo]] vẫn còn bám chắc ở tất cả các tầng lớp xã hội.<ref name=vbl-112>{{cite book | author=Victor B Lieberman | title= Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800–1830, volume 1, Integration on the Mainland | year=2003 | publisher=Cambridge University Press | pages=112–119 | isbn=978-0-521-80496-7}}</ref> Trong thời gian từ giữa thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, các vua Pagan đã cho xây dựng hơn 10.000 ngôi chùa trong vùng kinh đô. Khoảng 3.000 trong số đó vẫn còn cho tới ngày nay. Các phú hộ cũng rất tích cực cúng dường bằng đất đai. Đất đai của nhà chùa lại không bị đánh [[thuế]].
 
Vương quốc Pagan bắt đầu suy thoái từ thế kỷ 13. Một trong những nguyên nhân quan trọng là việc dồn quá nhiều nguồn lực cho xây dựng các công trình tôn giáo. Vào những năm 1280, có tới hai phần ba số đất canh tác miễn thuế ở Thượng Miến đã bị chuyển cho tôn giáo, vì thế làm giảm bổng lộc của quan lại và giới quân sự, cũng có nghĩa là làm giảm lòng trung thành của họ đối với hoàng tộc. Điều này tạo nên những vòng xoáy bất lợi gồm những rối loạn bên trong và các thách thức bên ngoài từ người Môn, Nguyên Mông và [[người Shan|Shan]].<ref name=vbl-119>{{cite book | author=Victor B Lieberman | title= Strange Parallels: Southeast Asia in Global Context, c. 800–1830, volume 1, Integration on the Mainland | year=2003 | publisher=Cambridge University Press | pages=119–123 | isbn=978-0-521-80496-7}}</ref>
 
Bắt đầu từ đầu thế kỷ 13 đầu, người Shan bắt đầu bao vây vương quốc Pagan từ phía bắc và phía đông. Người Mông Cổ, sau khi chinh phục [[Nam Chiếu]], quê hương cũ của người Miến, vào năm 1253, bắt đầu xâm lược Myanma vào các năm 1277 và năm 1287, triệt phá kinh đô Pagan, kết thúc 250 năm cai trị của Triều Pagan ở đồng bằng IrrawaddyAyeyarwaddy và xung quanh. Myanma sau đó rơi vào tình trạng chia cắt suốt 250 năm.
 
Trong xã hội Pagan, phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Họ làm người đứng đầu các thôn xóm, quan lại triều đình, thợ thủ công, người cho vay, học giả và tu sĩ Phật giáo. Hoàng hậu [[Pwa Saw]], vợ vua [[Uzana]], được xem là người có công lớn trong việc điều hành đất nước suốt 40 năm trời vào thời kỳ đầy khó khăn của Pagan khi phải đối mặt với nạn ngoại xâm và rối loạn chính trị bên trong.<ref name="Lockard">Craig A. Lockard (2009), ''Southeast Asia in World History'', Oxford University Press, Inc., ISBN 978-0-19-516075-8.</ref>