Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Demosthenes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: lí → lý (3) using AWB
AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Executed time: 00:00:18.1102313 using AWB
Dòng 17:
===Gia đình và cuộc sống riêng tư===
[[Tập tin:Bust Demosthenes BM 1840.jpg|nhỏ|trái|Tượng bán thân Demosthenes ([[Bảo tàng Anh]], London), bản chép lại thời La Mã của một tượng gốc thời Hy Lạp tạc bởi Polyeuktos.]]
Demosthenes sinh vào năm 384 trước Công nguyên, trong năm cuối cùng của kì [[Olympic]] thứ 98 hoặc năm đầu tiên của kì Olympic thứ 99 <ref name="Weil1">H. Weil,''Biography of Demosthenes'', 5–6</ref>. Cha ông cũng mang tên Demosthenes, một người bộ tộc Pandionis sống ở Paeania<ref name="AischIII171">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus:text:1999.01.0002&query=section%3D%23551171 Aeschines, ''Against Ctesiphon'']</ref> thuộc vùng nông thôn phụ cận Athena, là một thợ rèn kiếm giàu có<ref name="Thurston">H. T. Peck, [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.04.0062%3Aid%3DdemosthenesHarpers Dictionary of Classical Antiquities]</ref>. [[Aeschines]], đối thủ chính trị lớn nhất của Demosthenes, đã xác nhận rằng Kleoboule, mẹ của ông là một người mang dòng máu Scythia<ref name="Aisch2">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002;query=section%3D%23552;layout=;loc=3.171172 Aeschines, ''Against Ctesiphon'']</ref>- một điều hiện nay vẫn gây tranh cãi{{#tag:ref| Theo Edward Cohen, giáo sư cổ điển tại [[Đại học Pennsylvania]], Kleoboule là con gái của một phụ nữ Scythia và một người đàn ông Athena, Gylon, mặc dù các học giả khác lại nhấn mạnh sự thuần khiết dòng máu của Demosthenes.<ref name="Cohen76">E. Cohen,''The Athenian Nation,'' 76</ref> Có một sự nhất trí giữa các học giả rằng Kleoboule là một người [[Krym|Crimea]] và không phải công dân Athena<ref>E. Cohen, ''The Athenian Nation'', 76; "Demosthenes". Encyclopaedia The Helios. 1952.</ref>. Gylon bị trục xuất vào cuối [[Chiến tranh Peloponnesus]] vì bị quy tội phản bội [[Nymphaeum]] ở Crimaea<ref>E.M. Burke, ''The Looting of the Estates of the Elder Demosthenes,'' 63</ref>. Theo Aeschines, Gylon nhận một món quà từ lãnh đạo của Bosphorus là một khu vườn ở thuộc địa [[Kepoi]] nơi hiện nay thuộc Nga (cách [[Phanagoria]] 3km)<ref name="AischIII171">Aeschines, ''Against Ctesiphon'', [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D171 171.]</ref>. Tuy nhiên, độ chính xác của những cáo buộc này bị tranh cãi, bởi hơn 70 năm cách nhau giữa tội phản bội có thể của Gylon và diễn văn của Aeschines, và nhà diễn thuyết này do đó có thể tự tin nói trước khán giả không có hiểu biết trực tiếp về các sự kiện ở Nymphaeum<ref>D. Braund, "The Bosporan Kings and Classical Athens", 200</ref>|group=chú thích}}. Demosthenes rơi vào cảnh mồ côi khi lên bảy tuổi. Mặc dù người cha đã để lại khoản chu cấp đầy đủ cho ông, những người giám hộ theo luật pháp, Aphobus, Demophon và Therippidesi, đã quản lý tồi khối tài sản ông được thừa kế<ref name="Thomsen">O. Thomsen, ''The Looting of the Estate of the Elder Demosthenes'', 61</ref>.
 
Ngay khi Demosthenes đến tuổi trưởng thành vào năm 366 t.CN, ông yêu cầu họ phải hoàn trả số tài sản nằm dưới sự quản lý của họ. Theo Demosthenes, sổ sách cho thấy rằng những người giám hộ đã biển thủ của cải của ông. Mặc dù cha ông để lại một cơ ngơi trị giá khoảng gần mười bốn talent (tương đương với khoảng 220 năm thu nhập của một người lao động ở mức lương cơ bản, hoặc 11 triệu đô la tính theo thu nhập trung bình hàng năm ở Mỹ<ref name="Aph4">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074;query=section%3D%23875;layout=;loc=27.34 Demosthenes, ''Against Aphobus 1'']</ref><ref name="Helios">{{cite encyclopedia|title=Demosthenes|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}</ref>), Demosthenes khẳng định những người giám hộ của ông đã trao lại cho ông chẳng gì "ngoại trừ ngôi nhà, cùng mười bốn nô lệ và ba mươi mina bạc" (30 mina = ½ talent)<ref name="Aph6">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074;query=section%3D%23877;layout=;loc=27.56 Demosthenes, ''Against Aphobus 1'']</ref>. Ở tuổi 20, Demosthenes kiện những người quản thác của mình để thu hồi gia sản và trình bày năm bài diễn thuyết: ba tiểu luận "Chống Aphobos" vào năm 363 trước Công nguyên và 362 trước Công nguyên, hai "Chống Ontenoros" trong năm 362 và 361 trước Công nguyên. Các phiên tòa tính số tiền thiệt hại cho Demosthenes là mười talent<ref name="AphIII59">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074&query=section%3D%231023&layout=&loc=29.5859 Demosthenes, ''Against Aphobus 3'']</ref>. Khi vụ xử kết thúc{{#tag:ref| Theo Tsatsos, vụ kiện chống lại các giám hộ kéo dài tới lúc Demosthenes 24 tuổi<ref>K. Tsatsos,''Demosthenes'', 86</ref>. Nietzsche giảm thời gian tranh cãi pháp lý này xuống còn năm năm <ref name="Nietzsche65">F. Nietzsche, ''Lessons of Rhetoric'', 65</ref>.|group=chú thích}}, ông chỉ thành công trong việc lấy lại một phần thừa kế của mình<ref name="Helios" />.
 
Trong cuốn ''Cuộc đời mười nhà hùng biện'', tác giả ''[[Ngụy Plutarchus]]'' viết rằng Demosthenes từng kết hôn một lần. Người vợ khuyết danh này là con gái của Iliodoros, một công dân nổi tiếng của Athena<ref name="pseudo13">Pseudo-Plutarch, ''Demosthenes'', 847c</ref>. Demosthenes cũng có một con gái, "người duy nhất từng gọi ông là cha", theo lời bình luận sâu cay của Aeschines<ref name="Ctesiphon77">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002;query=section%3D%23457;layout=;loc=3.7677 Aeschines,''Against Ctesiphon'']</ref>. Con gái ông chết trẻ khi chưa lập gia đinh, chỉ vài ngày trước cái chết của vua Philippos<ref name="Ctesiphon77">Aeschines, ''Against Ctesiphon'', [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D77 77.]</ref>.
 
Demosthenes chịu một số cáo buộc liên quan tới đời tư, chủ yếu của Aeschines. Thiên hướng [[đồng tính luyến ái|đồng tính nam]] của Demosthenes là chủ đề mà Aeschines thường xuyên tấn công. Trong trường hợp Aristion, một người trẻ tuổi từ [[Platea]] và sống một thời gian dài ở nhà Demosthenes, Aeschines đã chế giễu mối quan hệ "bất chính" và "nhục nhã" giữa họ<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D162162 Aeschines, ''Against Ctesiphon'']</ref>. Trong một bài diễn văn khác, Aeschines đề cập tới quan hệ đồng tính luyến ái của Demosthenes với một chàng trai tên là Cnosion; tuy nhiên [[Athenaios]] đã phản bác cáo buộc này <ref name="AC">Athenaeus,''Deipnosophistae'', XIII,[http://digicoll.library.wisc.edu/cgi-bin/Literature/Literature-idx?type=turn&entity=Literature.AthV3.p0134&isize=M&pview=hide63]<br/>* C.A. Cox, ''Household Interests'', 202</ref>.
Dòng 53:
 
===Những hoạt động chính trị ban đầu===
Demosthenes trở thành một công dân với đầy đủ quyền vào năm 366 tr.CN. Ông sớm bộc lộ sự quan tâm tới chính trị<ref name=Bad16>E. Badian, "The Road to Prominence", 16.</ref>. Vào những năm 363 và 359 tr.CN, ông đảm nhận vị trí ''trierarch'', chịu trách nhiệm trang bị và duy trì một chiếc'' [[trireme]]'' (loại tàu chiến Hy Lạp cổ, có ba tầng chèo)<ref>A.W. Pickard, ''Demosthenes and the Last Days of Greek Freedom'', xiv-xv</ref>. Ông là một trong số những viên chức trierarch tự nguyện đầu tiên vào năm 357, chia sẻ chi phí trang trải cho một con tàu có tên là "Bình minh", mà lời ghi công trạng còn lưu lại tới ngày nay<ref>Packard Humanities Institute, [http://epigraphy.packhum.org/inscriptions/main ''IG''Π<sup>2</sup> 1612.301-10]<br/>* H. Yunis,''Demosthenes: On the Crown'', 167</ref>. Năm 348 tr.CN, ông trở thành một ''[[choregos]]'', một người chi trả các phí tổn cho một [[nhà hát]] ở [[Hy Lạp cổ đại]] phụ thêm vào ngân sách từ chính quyền<ref name="Usher226">S. Usher, ''Greek Oratory'', 226</ref>.
{| class="toccolours" style="float: right; margin-left: 1em; margin-right: 2em; font-size: 85%; background:#c6dbf7; color:black; width:30em; max-width: 40%;" cellspacing="5"
| style="text-align: left;" | "Trong khi con tàu an toàn, bất kể nó lớn hay nhỏ, đó là lúc cho thủy thủ và lái tàu cùng mọi người đến lượt mình thể hiện sự nhiệt tình và để tâm cho nó không bị lật úp bởi ác tâm hay sự vô ý của bất cứ ai; nhưng khi biển cả đã chôn vùi nó, nhiệt tâm là vô ích"
Dòng 74:
Hầu hết các bài hùng biện quan trọng của Demosthenes trực tiếp nhằm chống lại quyền lực ngày một gia tăng của Vua Philippos II xứ [[Macedonia]]. Từ năm 357 tr.CN, khi Philippos chiếm đóng [[Amphipolis]] và [[Pydna]], Athena đã chính thức trong tình trạng chiến tranh với người [[Macedonia cổ đại|Macedonia]]<ref>D. Phillips, ''Athenian Political Oratory'', 69</ref>. Năm 352 tr.CN, Demosthenes khắc họa Philippos như kẻ thù tồi tệ nhất của thành bang. Diễn văn của ông đã báo trước những đòn tấn công mạnh mẽ nhắm vào vị vua Macedonia những năm sau đó<ref name="Arist121">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074;query=section%3D%23426;layout=;loc=23.122121 Demosthenes, ''Against Aristocrates'']</ref>. Một năm sau ông chỉ trích những người xem thường Philippos như một nhân vật vặt vãnh và cảnh báo rằng ông ta cũng nguy hiểm như hoàng đế [[Iran|Ba Tư]] vậy<ref name="Rhodians24">Demosthenes, ''For the Liberty of the Rhodians'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/For the Freedom of the Rhodians#15:24|24]]</ref>.
 
Năm 352 tr.CN, quân đội Athena đã đánh thắng quân Macedonia ở [[Thermopylae]]<ref name="Embassy319">Demosthenes, ''First Philippic'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:17|17]]; ''On the False Embassy'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Embassy#19:319|319]]<br/>* E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 184 (note 92)</ref>, nhưng chiến thắng của Philippos trước người [[Phokis]] trong [[trận Cánh đồng Crocus]] đã làm Demosthenes chấn động. Năm 351 tr.CN, Demosthenes tự cảm thấy vị thế mình đủ mạnh để trình bày quan điểm liên quan tới vấn đề chính trị ngoại giao quan trọng nhất mà Athena đối mặt thời kì đó: thái độ thành bang ông nên giữ đối với Philippos. Theo [[Jacqueline de Romilly]], nhà ngữ văn học, thành viên [[Viện Hàn lâm Pháp]], mối đe dọa về Philippos đem lại cho những lập trường của Demosthenes một tiêu điểm và một lý do tồn tại (''raison d'être'')<ref name="Romilly116-117">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature'', 116–117.</ref>. Demosthenes xem vị vua xứ Macedonia như nguy cơ cho nền tự trị của tất cả các thành bang Hy Lạp và tuy vậy mô tả Philippos như một con quái vật sinh ra từ chính sách đối ngoại Athena; trong "Philippic thứ nhất" ông nhắc nhở những đồng bào của mình như sau: "Ngay cả nếu có chuyện gì xảy ra với ông ta, các anh sẽ sớm dựng dậy một Philippos thứ hai [...]"<ref>Demosthenes, ''First Philippic'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:11|11]]<br/>* G. Kennedy, "Oratory", 519&ndash;520</ref>.
 
Chủ đề của "Philippic thứ nhất" (351-350 tr.CN) là sự chuẩn bị sẵn sàng và cải cách quỹ Theorika, một trụ cột trong chính sách của Euboulos<ref name="Romilly116-117">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature'', 116–117.</ref>. Trong lời kêu gọi kháng cự nồng nhiệt của mình, Demosthenes yêu cầu đồng bào ông có những hành động cần thiết và khẳng định rằng "đối với một nhân dân tự do không có sự cưỡng bách nào lớn hơn nỗi hổ thẹn về tư thế của họ"<ref>Demosthenes,''First Philippic'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic I#4:10|10]]</ref>. Ông đã đưa ra lần đầu tiên một kế hoạch và các khuyến nghị cụ thể cho chiến lược được thực thi chống lại Macedonia ở phương bắc<ref>E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 183&ndash;184</ref>. Một trong những điểm chính của kế hoạch là kêu gọi thành lập một lực lượng cơ động có thể xây dựng bằng một ngân sách ít ỏi với mỗi hoplite được trả chỉ 10 [[drachma]] (hay 2 [[obol]]) mỗi ngày, thấp hơn tiền công cho lao động chân tay trung bình ở Athena - nhấn mạnh rằng chiến sĩ sẽ cải thiện sự thiếu hụt lương bằng cướp bóc miền tham chiến<ref>First Philippic 28, cited by J. H. Vince, p. 84-5 note''a''.</ref>.
 
{| class="toccolours" style="float: left; margin-left: 1em; margin-right: 2em; font-size: 85%; background:#c6dbf7; color:black; width:30em; max-width: 40%;" cellspacing="5"
Dòng 87:
 
====Vụ Meidias (348 tr.CN)====
Năm 384 tr.CN một sự kiện đặc biệt xảy ra: Meidias, một phú hộ Athena, đã tát Demosthenes một cách công khai. Lúc đó Demosthenes đang là ''choregos'' của Đại lễ [[Dionysia]], một lễ hội tôn giáo lớn nhằm vinh danh thần [[Dionysus|Dionysos]]<ref name="Usher226">S. Usher, ''Greek Oratory'', 226.</ref>. Meidias là bạn của Euboulos và là người ủng hộ cuộc phiêu lưu quân sự bất thành ở Euboea<ref name="Peace5II">Demosthenes, ''On the Peace'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Peace#5:5|5]]<br/>* E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 174 (note 47)</ref>. Ông này cũng là một kẻ thù cũ, từng đột nhập trái phép vào nhà Demosthenes nhằm chiếm đoạt tài sản của ông<ref name="Meidias223">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0074&layout=&loc=21.7878–80 Demosthenes, ''Against Meidias'']</ref>.
{| class="toccolours" style="float: right; margin-left: 1em; margin-right: 2em; font-size: 85%; background:#c6dbf7; color:black; width:30em; max-width: 40%;" cellspacing="5"
| style="text-align: left;" | "Thử nghĩ xem. Thời điểm phiên tòa bế mạc, mỗi người trong số các anh sẽ về nhà, người nhanh hơn, kẻ thong dong, không ưu tư, không liếc sau mình, không lo sợ liệu mình có gặp rắc rối với một người bạn hay một kẻ thù, một người lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, hay bất cứ thứ gì loại đó. Và vì sao vậy? Bởi vì trong thâm tâm anh ta biết, anh ta tin tưởng, và đã được học để tin vào Nhà nước, rằng không ai sẽ bắt hay sỉ nhục hay đánh đập anh ta".
Dòng 99:
Năm 348 tr.CN, Philippos chinh phục Olythus và san bằng nó, tiếp đó chinh phục hoàn toàn [[Chalkidiki|Chalcidice]] và các tất cả các thành bang trong liên minh Chalcidic mà Olynthus từng lãnh đạo<ref name="PhilippicIII56">Demosthenes, ''Third Philippic'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic III#9:56|56]]<br/>* E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 187</ref>. Trước sự đổ vỡ đó, Athena cầu hòa với Macedonia. Demosthenes nằm trong số những người tán thành thỏa hiệp. Năm 347 tr.CN, một phái đoàn Athena gồm Demosthenes, Aeschines và Philocrates, chính thức được gửi tới [[Pella]] để đàm phán hòa bình. Trong lần chạm trán đầu tiên với vua Macedonia, Demosthenes được cho là đã, lại theo Aeschines, suy sụp vì sợ hãi<ref name="Aeschines34">[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002;query=section%3D%23230;layout=;loc=2.3334 Aeschines,''The Speech on the Embassy'']</ref>.
 
Đại hội nhân dân đã chính thức chấp nhận những điều khoản khắc nghiệt Philippos đưa ra, bao gồm sự từ bỏ tuyên bố của họ đối với Amphipolis. Tuy nhiên, khi một phái đoàn Athena tới Pella để yêu cầu Philippos tuyên thệ, điều cần thiết để hoàn tất hiệp ước, vị vua này lại đang chinh chiến ở nước ngoài<ref name="PhilippicIII15">Demosthenes, ''Third Philippic'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/Philippic III#9:15|15]]<br/>* G. Cawkwell, ''Philip II of Macedon'', 102&ndash;103</ref>. Ông trông đợi rằng mình sẽ nắm giữ an toàn bất kỳ tài sản Athena nào mà ông có thể chiếm đoạt trước khi phê chuẩn<ref name="Crown25-27">Demosthenes, ''On the Crown'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:25|25–27]]<br/>* G. Cawkwell, ''Philip II of Macedon'', 102&ndash;103</ref>. Hết sức lo lắng vì sự trì hoãn, Demosthenes đòi sứ đoàn phải du hành tới địa điểm Philippos đóng quân<ref name="Crown25-27">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:25|25–27]]<br />* G. Cawkwell, ''Philip II of Macedon'', 102–103.</ref>; tuy nhiên phái đoàn Athena, bao gồm cả chính ông, vẫn lưu lại Pella cho đến khi Philippos kết thúc thắng lợi chiến dịch ở [[Thracia|Thrace]]<ref name="Crown30">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:30|30]]<br/>* G. Cawkwell, ''Philip II of Macedon'', 102&ndash;103</ref>.
 
Philippos tuyên thệ tuân theo hiệp ước, nhưng ông trì hoãn sự khởi hành của phái đoàn Athena, những người vẫn chưa nhận được lời tuyên thệ từ các đồng minh của Macedonia ở [[Thessalía|Thessalia]] và nơi khác. Cuối cùng, hòa ước đã được tuyên cáo ở [[Pherae]], nơi Philippos hiện diện cùng phái đoàn Athena, sau khi ông hoàn thành những chuẩn bị quân sự để tiến về nam. Demosthenes đã kết tội các thành viên khác của phái đoàn bị mua chuộc và lập trường của họ làm lợi cho các kế hoạch của Phillipos<ref name="Crown31">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:31|31]]<br/>* G. Cawkwell, ''Philip II of Macedon'', 102&ndash;105; D.M. MacDowell, ''Demosthenes the Orator'', ch. 12</ref>. Ngay sau khi việc ký kết Hòa ước Philocrates hoàn thành, Philippos băng qua [[Thermolyae]], chinh phục [[Phokis]] - Athena đã không nhúc nhích để giúp đỡ đồng minh của mình<ref name="Crown36">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:36|36]]; Demosthenes, ''On the Peace'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Peace#5:10|10]]<br/>* D.M. MacDowell, ''Demosthenes the Orator'', ch. 12</ref>. Được [[Thebes]] và [[Thessalía|Thessalia]] trợ giúp, Macedonia kiểm soát phiếu bầu của Phokis ở trong Liên minh Amphictynonic, một tổ chức tôn giáo Hy Lạp thành lập để cung ứng cho các đền thờ nổi tiếng thờ [[Apollo]] và [[Demeter]]<ref name="Crown43">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:43|43]]</ref>. Bất chấp sự bất mãn của một bộ phận các nhà lãnh đạo, Athena cuối cùng cũng chấp nhận sự tham gia của Macedonia vào Hội đồng Liên minh<ref name="Embassy111-113">Demosthenes, ''On the False Embassy'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Embassy#19:111|111–113]]<br/>* D.M. MacDowell,''Demosthenes the Orator'', ch. 12</ref>. Demosthenes nằm trong số những người tán thành cách tiếp cận thực dụng này, và ông đã khuyến khích lập trường này trong bài luận ''Về hòa bình'' của mình. Theo Edmund M. Burke, diễn văn này đánh dấu mốc một thời điểm chín muồi trong sự nghiệp của Demosthenes: sau chiến dịch thành công của Philippos năm 346 tr.CN, nhà chính khách Athena này nhận ra rằng; nếu ông muốn lãnh đạo thành phố chống lại Macedonia, ông phải "điều chỉnh giọng, trở nên bớt tính bè phái trong giọng điệu"<ref>E.M. Burke, "The Early Political Speeches of Demosthenes", 188&ndash;189</ref>.
Dòng 122:
====Đối đầu với Alexandros====
[[Hình:Napoli BW 2013-05-16 16-24-01.jpg|nhỏ|Tranh khảm Alexandros ở [[Pompeii]], chép theo một bức sơn dầu Hy Lạp đã thất lạc. Những năm 336-335 tr.CN, vị vua Macedonia này đã đè bẹp bất kì nỗ lực kháng cự nào của các thành bang Hy Lạp và làm tiêu tan những hi vọng của Demosthenes về nền độc lập cho Athena.]]
Sau trận Chaeronea, Philippos áp đặt sự trừng phạt khắc nghiệt đối với Thebes, nhưng dàn xếp hòa bình với người Athena với những điều kiện rất khoan dung. Demosthenes khuyến khích việc gia cố thành trì của Athena và ông được Đại hội chọn để đọc văn tế các tử sĩ<ref name="On the Crown299">Demosthenes, ''On the Crown'',[[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:299|299]]</ref><ref name="On the Crown285">Demosthenes, ''On the Crown'', [[s:The Public Orations of Demosthenes/On the Crown#18:285|285]]</ref>. Năm 337 tr.CN, Philippos lập ra [[Liên minh Corinth]], một liên hiệp các thành bang Hy Lạp dưới sự lãnh đạo của mình, rồi trở lại Pella<ref>L.A. Tritle, ''The Greek World in the Fourth Century'', 123</ref>. Năm 336 tr.CN, Philippos bị ám sát trong đám cưới của con gái ông là [[Cleopatra của Macedonia]] với vua [[Alexandros I của Ipiros|Alexander I của Epirus]]. Sau cái chết của Philippos, quân đội đưa Alexandros, mới hai mươi tuổi, đăng quang ngôi Vua Macedonia. Các thành bang Hy Lạp như Athena và Thebes nhìn thấy trong sự thay đổi lãnh đạo này một cơ hội để lấy lại nền độc lập. Demosthenes ăn mừng vụ ám sát Philippos và đóng vai trò lãnh đạo trong cuộc nổi dậy của thành bang. Theo Aeschines, "dù khi đó chỉ 7 ngày sau cái chết của con gái, và bất chấp các thủ tục tang lễ chưa hoàn thành, ông ta đã đặt vòng hoa lên đầu, khoác lên mình chiếc áo trắng, và ông ta còn bày tỏ sự cảm tạ thần linh, điều vi phạm mọi phép cư xử"<ref name="Ctesiphon77">Aeschines, ''Against Ctesiphon'', [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D77 77.]</ref>. Demosthenes cũng gửi sứ giả tới tướng [[Attalus]], người ông cho là một đối thủ nội bộ của Alexandros<ref>P. Green, ''Alexander of Macedon,''119</ref>. Tuy nhiên, Alexandros đã hành quân nhanh chóng tới Thebes, thành bang này sớm quy phục ngay khi ông xuất hiện trước cổng thành. Khi biết rằng Alexandros đã tới Boetia, người Athena hoảng hốt và cầu xin vị tân vương thương xót. Alexandros đã đe dọa nhưng không áp dụng biện pháp trừng phạt nào.
 
Năm 335 tr.CN Alexandros cảm thấy rảnh tay ở mạn Nam để đánh nhau với người Thracia và người [[Illyria]], nhưng khi vị vua trẻ hành quân về phương Bắc, Demosthenes đã lan truyền một tin đồn bịa đặt rằng Alexandros và toàn bộ lực lượng viễn chinh đã bị người Triballia giết (thậm chí ông sử dụng một người đóng một chiến binh đầm đìa máu thề rằng đã tận mắt chứng kiến Alexanderos chết)<ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.gr/books?id=HlhvoI2T_YYC&pg=PA136&lpg=PA136&dq=demosthenes+produce+triballians+-philip+-phillip&source=bl&ots=oX0ehjHlBw&sig=eI_94aRB5EYsdk5NlNaqTFWIpQw&hl=el&ei=nB46TvrZJ8SO8gOZz8iNAw&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=4&ved=0CCYQ6AEwAw#v=onepage&q&f=false}}</ref><ref>{{chú thích sách|url=http://books.google.com/books?id=qi0iL6r7v2IC&pg=PA48&lpg=PA48&dq=demosthenes+produce+triballians&source=bl&ots=twMU2hXs73&sig=sJAqbIID_TzPO107YKCuxx9oQbo&hl=en&ei=xybcTc-HA4LQgAfqt6QK&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CBkQ6AEwAQ#v=onepage&q=demosthenes%20produce%20triballians&f=false}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.portergaud.edu/academic/faculty/cmcarver/agud.html|title=The Rise of Macedon and the Empire of Alexander the Great 359-323 B.C. Part II: Alexander the Great (355-323 B.C.)|publisher=[[Porter-Gaud School]]|accessdate=29 August, 2011}}</ref>. Người Thebes và Athena lại nổi dậy một lần nữa, nhận sự hỗ trợ tài chính từ nhà vua Ba Tư [[Darius III]], và Demosthenes được cho là đã tiếp nhận khoảng 300 talent về phần của Athena và bị cáo buộc về tội biển thủ{{#tag:ref| Aeschines chê trách Demosthenes đã im lặng khi 70 talent vàng của vua Ba Tư mà ông đã chiếm đoạt và biển thủ. Aeschines và [[Dinarchus]] cũng khẳng định rằng khi người Arcadia cung cấp 10 talent, Demosthenes đã từ chối cung cấp cho người Thebes, những người thực hiện đàm phán, và do đó người Arcadia quay sang phía Macedonia<ref name="Dinarchus">Aeschines, ''Against Ctesiphon'',[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D239239–240]; Dinarcus, ''Against Demosthenes'',[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0082%3Aspeech%3D1%3Asection%3D1818–21]</ref>.|group=chú thích}}. Alexandros đã phản ứng ngay lập tức, đem quân san bằng thành Thebes. Ông không tấn công Athena, nhưng đòi phải lưu đày tất cả các chính trị gia chống Macedonia, mà Demosthenes đứng hàng đầu. Theo [[Plutarchus]], một sứ đoàn đặc biệt của Athena do [[Phocion]], một người thân Macedonia cầm đầu, đã nỗ lực thuyết phục Alexandros dịu lại<ref name="Phocion">Plutarch, ''Phocion'', 17</ref>.
Dòng 139:
 
====Vụ Harpalos và cái chết====
Khoảng năm 324 tr.CN, Harpalos, người được Alexander ủy thác những kho báu khổng lồ, đã bỏ trốn và tìm kiếm nơi ẩn náu ở Athena{{#tag:ref|Niên đại chính xác việc Harpalos đặt chân tới Athena cũng như các sự kiện liên quan vẫn còn gây tranh cãi giữa các học giả hiện đại<ref>I. Apostolidis, note 1219''in'' J.G. Droysen, ''History of Alexander the Great'', 719&ndash;720; J. Engels, ''Hypereides'', 308&ndash;313; I. Worthington, ''Harpalus Affair'',''passim''</ref>.|group=chú thích}}. Đại hội nhân dân ban đầu từ chối yêu cầu xin tị nạn, theo lời khuyên của Demosthenes<ref name="Pl25">Plutarch, ''Demosthenes,''25</ref>, nhưng cuối cùng Harpalos vào Athena, và bị bắt giam sau một đề xuất của Demosthenes và Phocion, bất chấp sự bất bình của [[Hypereides]], một chính khách chống Macedonia và là đồng minh cũ của Demosthenes<ref name="Hypereides">Hypereides, ''Against Demosthenes,''[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0140%3Aspeech%3D5%3Afragment%3D33]; Plutarch, ''Demosthenes,''[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D25%3Asection%3D225.2&ndash;26.4]<br/>* I. Apostolidis, notes 1219, 1226 & 1229 ''in'' J.G. Droysen, ''History of Alexander the Great'', 717&ndash;726; K. Tsatsos, ''Demosthenes'', 303&ndash;309; D. Whitehead, ''Hypereides'', 359&ndash;360; I. Worthington, ''Harpalus Affair'',''passim''</ref>. Thêm vào đó, Đại hội còn quyết định nắm lấy số tiền của Harpalos, ủy thác cho một ủy ban do Demosthenes chủ trì. Khi ủy ban kiểm kê kho báu, người ta nhận thấy chỉ có một nửa so với những gì Harpalos tuyên bố<ref name="Hypereides">Hypereides, ''Against Demosthenes,'' [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0140%3Aspeech%3D5%3Afragment%3D3 3]; Plutarch, ''Demosthenes,'' [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D25%3Asection%3D2 25.2–26.4]<br />* I. Apostolidis, notes 1219, 1226 & 1229 ''in'' J. G. Droysen, ''History of Alexander the Great'', 717–726; K. Tsatsos, ''Demosthenes'', 303–309; D. Whitehead, ''Hypereides'', 359–360; I. Worthington, ''Harpalus Affair'', ''passim''.</ref>. Tuy nhiên, họ đã quyết định không tiết lộ số thâm hụt. Khi Harpalos trốn thoát, Tòa Thượng thẩm (''Areopagus'') đã mở một cuộc điều tra và kết tội Demosthenes đã quản lý tồi 20 talent. Trong phiên xử, Hypereides lập luận rằng Demosthenes đã không công bố khoản thất thoát khổng lồ vì đã nhận hối lộ của Harpalos<ref name="Hypereides">Hypereides, ''Against Demosthenes,'' [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0140%3Aspeech%3D5%3Afragment%3D3 3]; Plutarch, ''Demosthenes,'' [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D25%3Asection%3D2 25.2–26.4]<br />* I. Apostolidis, notes 1219, 1226 & 1229 ''in'' J. G. Droysen, ''History of Alexander the Great'', 717–726; K. Tsatsos, ''Demosthenes'', 303–309; D. Whitehead, ''Hypereides'', 359–360; I. Worthington, ''Harpalus Affair'', ''passim''.</ref>. Demosthenes bị phạt và bị giam cầm, nhưng ông sớm thoát được.<ref name="Pl26">Plutarch, ''Demosthenes,''26</ref> Hiện vẫn còn không rõ những cáo buộc trên Demosthenes có căn cứ hay không{{#tag:ref|Theo [[Pausanias]], chính Demosthenes và những người khác đã tuyên bố rằng nhà hùng biện đã không đụng chạm tới khoản tiền mà Harpalos mang từ châu Á. Ông cũng tường thuật câu chuyện sau: Ít lâu sau khi Harpalos trốn khỏi Athena, ông ta bị giết bởi những người hầu đi them ông, mặc dù một vài người nói ông bị ám sát. Người nắm tiền của ông trốn tới Rhodes, và bị bắt bởi một viên chức Macedonia, [[Philoxenos]]. Philoxenos tiến hành thẩm vấn tên nô lệ đó, và có những thông tin để ngụy tạo một vụ đút lót. Ông gửi người tới Athena, đưa ra một danh sách những người nhận hối lộ từ Harpalos. "Demosthenes, tuy vậy, chưa bao giờ đề cập đến, mặc dù Alexandros ghét ông sâu sắc, và có một bất hòa cá nhân với ông"<ref name="Pausanias">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0160%3Abook%3D2%3Achapter%3D33%3Asection%3D433 Pausanias, ''Description of Greece,'' 2]</ref>. Mặt khác, Plutarchus tin rằng Harpalos gửi Demosthenes một chiếc cúp với 20 talent và "Demosthenes đã không thể cưỡng lại sự quyến rũ, nhận món quà,... ông đã đầu hàng Harpalos"<ref>[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D25%3Asection%3D425.4 Plutarch,''Demosthenes'']</ref>. Tsatsos bảo vệ sự vô tội của Demosthenes, nhưng Irkos Apostolidis nhấn mạnh đặc điểm có vấn đề của các nguồn tư liệu gốc về vấn đề này — Hypereides và Dinarchos vừa địch thủ vừa là người buộc tội Demosthenes — và khẳng định rằng, dù thư mục phong phú về vụ Harpalos, giới học giả hiện đại vẫn chưa có thể đạt tới một kết luận chắc chắn liệu Demosthenes có nhận đút lót hay không<ref>I. Apostolidis, note 1229 (with further references),''in'' J.G. Droysen, ''History of Alexander the Great'', 725; K. Tsatsos, ''Demosthenes'', 307&ndash;309</ref>.|group=chú thích}}. Dù sao, người Athena đã sớm bãi bỏ bản án<ref name="Pl27">Plutarch, ''Demosthenes,''[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D27%3Asection%3D427.4]<br/>* K. Tsatsos, ''Demosthenes'', 311</ref>.
 
{| class="toccolours" style="float: left; margin-left: 1em; margin-right: 2em; font-size: 85%; background:#c6dbf7; color:black; width:30em; max-width: 40%;" cellspacing="5"
Dòng 147:
|}
 
Sau cái chết của Alexandros năm 323 tr.CN, Demosthenes lại một lần nữa kêu gọi người Athena tìm lại nền độc lập trong một cuộc chiến nay được biết đến dưới tên [[Chiến tranh Lamia]]. Tuy nhiên, [[Antipatros]], người kế thừa ngôi vị của Alexandros ở Macedonia và Hy Lạp, đã đánh bại họ cả trên bộ lẫn trên biển trong các trận [[Lamia]], [[Amorgos]] và [[Crannon]]. Antipatros đòi người Athena giao nộp Demosthenes và Hypereidies cùng một số người khác. Đại hội nhân dân đã thông qua một nghị quyết kết án tử hình những người khích động chống Macedonia quan trọng nhất. Demosthenes trốn tới một tu viện trên đảo Calauria (ngày nay là [[Poros]]), nhưng cuối cùng nơi ẩn nấp này bị Archias, một tay chân của Antipatros, khám phá ra. Demosthenes quyết định tự tử trước khi bị bắt, bằng cách giả vờ viết một lá thư cho gia đình và lấy thuốc độc từ một ống sậy<ref name="Pl29">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D29%3Asection%3D129 Plutarch, ''Demosthenes,'']</ref>. Khi Demosthenes cảm thấy thuốc độc đã ngấm vào cơ thể, ông nói với Archias: "Giờ, ngay khi ngươi muốn, ngươi có thể bắt đầu vai [[Creon]] trong bi kịch [<small>Creon, nhiếp chính thành Thebes trong thần thoại, đã để xác anh mình là Polynices trên chiến trường không cho chôn cất</small>], và phơi xác ta không chôn cất. Nhưng, hỡi Neptune nhân từ, tôi, về phần mình, khi hãy còn sống, trỗi dậy và ra khỏi nơi thiêng liêng này, mặc dù Antipatros và những người Macedonia không để lại gì hơn ngoài ngôi đền của người không vấy bẩn". Nói xong, ông đi qua bàn thờ, ngã xuống và qua đời<ref name="Pl29">Plutarch, ''Demosthenes,'' [http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D29%3Asection%3D1 29.]</ref>. Nhiều năm sau cuộc tự vẫn đó, những người Athena đã khánh thành một tượng đài để vinh danh ông và quyết định chu cấp thức ăn cho hậu duệ của ông ở [[Prytaneum]]<ref name="pseudo14">Pseudo-Plutarch, ''Demosthenes,''847d</ref>.
 
==Đánh giá==
Dòng 159:
|}
 
Paparrigopoulos ca ngợi lòng yêu nước của Demosthenes, nhưng chỉ trích ông đã thiển cận. Theo lời phê bình này, Demosthenes đáng lẽ phải hiểu rằng các thành bang cổ Hy Lạp chỉ có thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Macedonia<ref name="Paparrigopoulos396-398"/>. Do đó, Demosthenes bị buộc tội đánh giá sai các sự kiện, các đối thủ lẫn những cơ hội và không thể tiên liệu thắng lợi vốn không thể tránh khỏi của Philippos<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12&ndash;14</ref>. Ông bị lên án vì đã đánh giá quá cao năng lực hồi sinh của Athena và cũng như khả năng thách thức người Macedonia<ref name = "Tsatsos318-326"/>. Thành bang của ông đã mất hầu hết các đồng minh miền [[biển Aegea]], trong khi Philippos đã củng cố sự cai trị trên khắp xứ [[Macedonia]] và làm chủ những nguồn lợi khai khoáng khổng lồ. Chris Carey, giáo sư về Hy Lạp học ở Đại học London, kết luận rằng Demosthenes là một nhà hùng biện và hoạt động chính trị tốt hơn là một nhà chiến lược<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12–14.</ref>. Tuy nhiên, cũng học giả này đánh giá thấp những người "thực dụng" như Aeschines hay Phocion vì đã không có tầm nhìn truyền cảm để đối địch với Demosthenes. Nhà hùng biện đã yêu cầu người Athena chọn lựa điều gì là công bằng và vinh dự, trước sự an toàn và bảo tồn bản thân họ<ref name="Pl13" />. Dân chúng ưa chuộng chủ nghĩa tích cực của Demosthenes và ngay cả trận thua cay đắng ở Chaeronea được xem như một cái giá đáng trả trong nỗ lực duy trì nền tự do và ảnh hưởng của tổ quốc<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12–14.</ref>. Theo giáo sư Hy Lạp học Arthur Wallace Pickarde, thành công là một tiêu chuẩn tồi để đánh giá hành động của những con người như Demosthenes, được thúc đẩy bởi lý tưởng tự do chính trị<ref name="Pickard">A.W. Pickard, ''Demosthenes and the Last Days of Greek Freedom,'' 490</ref>. Athena bị Philippos đòi phải hi sinh nền tự do và dân chủ của nó, trong khi Demosthenes mong mỏi sự huy hoàng cho thành phố<ref name="Tsatsos318-326">K. Tsatsos,''Demosthenes,'' 318–326</ref>. Ông đã nỗ lực phục hồi các giá trị bị đe dọa của nó và do đó, trở thành một "nhà giáo dục nhân dân" (theo lời của [[Werner Jaeger]])<ref name="Romilly120-122">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature,'' 120–122</ref>.
 
Sự kiện rằng ông đã chiến đấu trong trận Chaeronea như một hoplite chứng tỏ ông thiếu bất kỳ khả năng cầm quân nào. Theo nhà sử học [[Thomas Babington Macaulay]], ở thời đại ông sự phân chia giữa các chức vụ chính trị và quân sự trở nên rõ rệt<ref name="Macaulay">T.B. Macaulay, ''On Mitford's History of Greece,''136</ref>. Hầu như không chính trị gia nào, trừ một ngoại lệ là Phocion, cùng lúc vừa là nhà hùng biện xuất sắc vừa là vị tướng có năng lực. Demosthenes giải quyết các chính sách và tư tưởng, chiến tranh không phải sự vụ của ông<ref name="Macaulay">T.B. Macaulay, ''On Mitford's History of Greece,'' 136.</ref>. Sự tương phản này giữa năng lực trí tuệ và sự thiếu sót xét về sức lực, khả năng chịu đựng, năng lực quân sự và tầm nhìn chiến lược ở Demosthenes được minh họa bởi câu chữ mà đồng bào ông khắc trên đế tượng đài dành cho ông<ref name="Pl30">Plutarch, ''Demosthenes'', 30<br/>* C.Carey, ''Aeschines'', 12&ndash;14; K. Paparregopoulus, Ab, 396–398</ref>:
 
{{cquote|Giá như Hy Lạp mạnh mẽ, như thể ngài khôn ngoan,
Dòng 177:
Demosthenes đã tỏ ra xuất chúng trong việc kết hợp các câu cộc với những câu văn dài, giữa sự ngắn gọn và sự phóng khoáng. Do đó, văn phong của ông hài hòa với sự kiên định nhiệt thành của ông<ref name="Romilly120-122" />. Ngôn ngữ của ông đơn giản và tự nhiên, không bao giờ gượng gạo hay giả tạo. Theo Jebb, Demosthenes là một nghệ sĩ thực thụ, có thể làm nghệ thuật tuân lời mình<ref name="Jebb" />. Trong khi đó Aeschines bêu xấu sự xúc cảm mãnh liệt của ông, gán cho ông có những chuỗi ngu xuẫn và hình ảnh thiếu mạch lạc <ref name="Ctesiphon166">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0002%3Aspeech%3D3%3Asection%3D139166 Aeschines, ''Against Ctesiphon'']</ref>. Dionysios khẳng định rằng thiếu sót duy nhất của Demosthenes là sự thiếu tính hài hước, tuy nhiên Quintilian lại xem sự khiếm khuyết này như một đức hạnh<ref name="Dionysius56">Dionysius, ''On the Admirable Style of Demosthenes'', 56; Quintillian,''Institutiones'', VI,[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2007.01.0063%3Abook%3D6%3Achapter%3D3%3Asection%3D23.2]</ref>. Trong một bức thư ngày nay đã mất, Cicero dù là một người hâm mộ nhiệt thành nhà hùng biện Athena, nói rằng đôi lần Demosthenes mắc sơ suất, và ở nơi khác Cicero cũng lập luận rằng, mặc dù ông xuất chúng, Demosthenes đôi khi cũng không thể thuyết phục thính giả của mình<ref>Cicero, ''Orator'',[http://www.thelatinlibrary.com/cicero/orator.shtml#104104]; Plutarch, ''Cicero'', 24.[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0016%3Achapter%3D24%3Asection%3D44]<br/>* D.C. Innes, "Longinus and Caecilius", 262 (note 10)</ref>. Tuy nhiên, chỉ trích chính về nghệ thuật của Demosthenes dường như hạn chế chủ yếu ở sự ngoan cố nổi tiếng của ông về chuyện nói ứng khẩu<ref name="Hermippos">J. Bollansie, ''Hermippos of Smyrna'', 415</ref>; ông thường từ chối bình luận về những chủ đề mà ông không chuẩn bị trước<ref name="Thurston" />. Mặt khác, ông đã đem lại sự chuẩn bị công phu nhất cho tất cả các diễn văn của ông và, do đó, các lập luận của ông là sản phẩm của sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Ông cũng nổi tiếng về sự óc châm biếm sâu cay<ref name="Pl8">[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D8%3Asection%3D38.1&ndash;4 Plutarch, ''Demosthenes'']</ref>.
 
Bên cạnh văn phong, Cicero cũng ngưỡng mộ những khía cạnh khác trong các tác phẩm của Demosthenes, như nhịp văn hay, và cách ông tổ chức và sắp xếp các chất liệu cho bài hùng biện<ref>C. Wooten, "Cicero's Reactions to Demosthenes", 38&ndash;40</ref>. Theo nhà chính khách La Mã này, Demosthenes coi "sự trình bày" (bao gồm cử chỉ, giọng nói, vân vân) là quan trọng hơn văn thể<ref name="Cic38">[http://www.thelatinlibrary.com/cicero/brut.shtml#3838],[http://www.thelatinlibrary.com/cicero/brut.shtml#142142 Cicero, ''Brutus'']</ref>. Mặc dù ông không có giọng hấp dẫn của Aeschines hay kĩ năng ứng khẩu như Demades, ông đã sử dụng hiệu quả cơ thể để nêu bật lời mình<ref name="Nietzsche233-235">F. Nietzsche, ''Lessons of Rhetoric'', 233–235; K. Paparregopoulus, Ab, 396–398.</ref>. Nhờ đó ông có thể tung ra ý tưởng và lập luận của mình sinh động hơn nhiều. Tuy nhiên, việc dùng các cử chỉ cơ thể không phải là một phần cốt yếu hoặc đã phát triển của việc đào tạo môn tu từ trong thời đại ông<ref>H. Yunis,''Demosthenes: On The Crown'', 238 (note 232)</ref>. Hơn nữa, sự trình bày của ông không phải được tất cả mọi người thời cổ chấp nhận: [[Demetrius Phalereus]] và các nhà hài kịch chế giễu "điệu bộ sân khấu" của Demosthenes, trong khi Aeschines xem Leodamas của [[Archanae]] xuất sắc hơn ông<ref name="Pl9-11">Aeschines, ''Against Ctesiphon'',[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus:text:1999.01.0002&query=section%3D%23519139]; Plutarch, ''Demosthenes,''[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D9%3Asection%3D19&ndash;11]</ref>.
 
==Di sản về tu từ==