Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Demosthenes”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Executed time: 00:00:18.1102313 using AWB
→‎Sự nghiệp chính trị: AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Executed time: 00:00:09.0115733 using AWB
Dòng 159:
|}
 
Paparrigopoulos ca ngợi lòng yêu nước của Demosthenes, nhưng chỉ trích ông đã thiển cận. Theo lời phê bình này, Demosthenes đáng lẽ phải hiểu rằng các thành bang cổ Hy Lạp chỉ có thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Macedonia<ref name="Paparrigopoulos396-398"/>. Do đó, Demosthenes bị buộc tội đánh giá sai các sự kiện, các đối thủ lẫn những cơ hội và không thể tiên liệu thắng lợi vốn không thể tránh khỏi của Philippos<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12&ndash;14</ref>. Ông bị lên án vì đã đánh giá quá cao năng lực hồi sinh của Athena và cũng như khả năng thách thức người Macedonia<ref name = "Tsatsos318-326"/>. Thành bang của ông đã mất hầu hết các đồng minh miền [[biển Aegea]], trong khi Philippos đã củng cố sự cai trị trên khắp xứ [[Macedonia]] và làm chủ những nguồn lợi khai khoáng khổng lồ. Chris Carey, giáo sư về Hy Lạp học ở Đại học London, kết luận rằng Demosthenes là một nhà hùng biện và hoạt động chính trị tốt hơn là một nhà chiến lược<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12–14.</ref>. Tuy nhiên, cũng học giả này đánh giá thấp những người "thực dụng" như Aeschines hay Phocion vì đã không có tầm nhìn truyền cảm để đối địch với Demosthenes. Nhà hùng biện đã yêu cầu người Athena chọn lựa điều gì là công bằng và vinh dự, trước sự an toàn và bảo tồn bản thân họ<ref name="Pl13">Plutarch, ''Demosthenes'', 13.[http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perseus%3Atext%3A2008.01.0039%3Achapter%3D13%3Asection%3D1 1.]</ref>. Dân chúng ưa chuộng chủ nghĩa tích cực của Demosthenes và ngay cả trận thua cay đắng ở Chaeronea được xem như một cái giá đáng trả trong nỗ lực duy trì nền tự do và ảnh hưởng của tổ quốc<ref name="Carey">C. Carey, ''Aeschines'', 12–14.</ref>. Theo giáo sư Hy Lạp học Arthur Wallace Pickarde, thành công là một tiêu chuẩn tồi để đánh giá hành động của những con người như Demosthenes, được thúc đẩy bởi lý tưởng tự do chính trị<ref name="Pickard">A.W. Pickard, ''Demosthenes and the Last Days of Greek Freedom,'' 490</ref>. Athena bị Philippos đòi phải hi sinh nền tự do và dân chủ của nó, trong khi Demosthenes mong mỏi sự huy hoàng cho thành phố<ref name="Tsatsos318-326">K. Tsatsos,''Demosthenes,'' 318–326</ref>. Ông đã nỗ lực phục hồi các giá trị bị đe dọa của nó và do đó, trở thành một "nhà giáo dục nhân dân" (theo lời của [[Werner Jaeger]])<ref name="Romilly120-122">J. De Romilly, ''A Short History of Greek Literature,'' 120–122</ref>.
 
Sự kiện rằng ông đã chiến đấu trong trận Chaeronea như một hoplite chứng tỏ ông thiếu bất kỳ khả năng cầm quân nào. Theo nhà sử học [[Thomas Babington Macaulay]], ở thời đại ông sự phân chia giữa các chức vụ chính trị và quân sự trở nên rõ rệt<ref name="Macaulay">T.B. Macaulay, ''On Mitford's History of Greece,''136</ref>. Hầu như không chính trị gia nào, trừ một ngoại lệ là Phocion, cùng lúc vừa là nhà hùng biện xuất sắc vừa là vị tướng có năng lực. Demosthenes giải quyết các chính sách và tư tưởng, chiến tranh không phải sự vụ của ông<ref name="Macaulay">T.B. Macaulay, ''On Mitford's History of Greece,'' 136.</ref>. Sự tương phản này giữa năng lực trí tuệ và sự thiếu sót xét về sức lực, khả năng chịu đựng, năng lực quân sự và tầm nhìn chiến lược ở Demosthenes được minh họa bởi câu chữ mà đồng bào ông khắc trên đế tượng đài dành cho ông<ref name="Pl30">Plutarch, ''Demosthenes'', 30<br/>* C.Carey, ''Aeschines'', 12&ndash;14; K. Paparregopoulus, Ab, 396–398</ref>: