Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đổi Mới”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sidaten (thảo luận | đóng góp)
Sidaten (thảo luận | đóng góp)
Dòng 81:
Sau hơn 30 năm Đổi Mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi ngoài lãnh thổ Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công nhận Việt Nam là nước có nền [[kinh tế thị trường]]. Một số [[thị trường]] vẫn chưa được thiết lập đầy đủ như: [[thị trường vốn]], [[thị trường tiền tệ (vốn)|thị trường tiền tệ]], [[thị trường lao động]], [[thị trường khoa học công nghệ]], [[thị trường nguyên liệu]]... Việt Nam mới chỉ thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân chứ chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Nền kinh tế của Việt Nam chưa thể so sánh với các nước trong khu vực. Việt Nam chưa đạt được tốc độ tăng trưởng đủ cao trong một thời gian đủ dài để trở thành nước có thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các nước trong khu vực và thấp hơn mức trung bình của thế giới<ref>[http://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations=VN-1W-CN-MY-ID-SG-TH&view=chart GDP per capita, PPP (current international $)], World Bank</ref>. Một số [[thể chế]] [[pháp luật]] và [[hành chính]] cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay đã được quy định nhưng không được thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, giải quyết chậm gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm [[chỉ số minh bạch]] của [[môi trường kinh doanh]] thấp, [[chỉ số nhận thức tham nhũng]] cao hơn Trung Quốc và phần lớn các nước Đông Nam Á khác<ref>[https://www.transparency.org/news/feature/corruption_perceptions_index_2016 Corruption Perceptions Index 2016], Transparency International</ref>.
 
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp. Khác với các nước Đông Á, khi thực hiện chính sách mở cửa để công nghiệp hóa-hiện đại hóa, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu lương thực, bị bao vây cấm vận và hoàn toàn thiếu nền tảng kinh tế kỹ thuật cũng như con người. Nền kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thập niên 1980 thiếu rất nhiều điều kiện: trí thức và chuyên gia, vốn đầu tư, nền tảng kinh tế - kỹ thuật, khả năng sáng tạo và khả năng quản lý, lao động có kỹ năng, doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, truyền thống văn hóa kinh doanh, hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính hiệu quả, lãnh đạo có tầm nhìn và khả năng hoạch định chính sách. Sau hơn 30 năm, những nhược điểm này được khắc phục phần nào nhưng nhìn chung vẫn còn phổ biến. Việt Nam thiếu mọi điều kiện cần thiết để trở thành một cường quốc kinh tế trừ vị trí địa lý và một số điều kiện tự nhiên thuận lợi.
 
== Đổi Mới chính trị ==