Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư tưởng Hồ Chí Minh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sidaten (thảo luận | đóng góp)
Sidaten (thảo luận | đóng góp)
Dòng 330:
 
Đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu và xuyên suốt toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Ông không những để lại những tác phẩm lý luận về đạo đức, mà còn cố gắng trở thành một hình mẫu đạo đức cho cấp dưới noi theo. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ quan điểm đạo đức Nho giáo kết hợp với những quan điểm đạo đức cách mạng của Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông. Theo ông, đạo đức là nền tảng của con người. Chính vì thế người cách mạng phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp. Đức cũng cần đi đôi với tài. Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức biểu hiện tập trung thông qua ba mối quan hệ: đối với mình, đối với người và đối với công việc. Ông thường xuyên nhắc nhở cấp dưới nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân.<ref name="manhtuong"/>
===Về nhân văn===
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ ông kiên quyết đấu tranh, tố cáo những tội ác gây ra cho con người và đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, vào khát vọng vươn tới Chân, Thiện, Mỹ của con người. Theo Hồ Chí Minh, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng do đó ông nguyện phấn đấu suốt đời cho hạnh phúc của con người trong một xã hội công bằng và coi chiến lược trồng người là chiến lược hàng đầu của cách mạng.<ref name="manhtuong"/>
 
==Nhận định==