Khác biệt giữa bản sửa đổi của “James II của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, thêm ref thiếu nội dung, Executed time: 00:00:07.5413058 using AWB
→‎Nhận định: AlphamaEditor, Executed time: 00:00:06.0604887 using AWB
Dòng 136:
Những phân tích sử học về vua James II đã trải qua thay đổi đáng kể sau khi ông bị lật đổ. Ban đầu, các nhà sử học [[Sử sách Đảng Whig|Đảng Whig]], do [[Thomas Babington Macaulay|Nam tước Macaulay]] dẫn dắt, phê phán ông là một ông vua chuyên quyền bạo ngược, và [[triều đại]] của ông là ''"sự tàn ác dẫn đến sự khùng điên"''.<ref>Macaulay, 239</ref> Những học giả sau đó, chẳng hạn như [[G. M. Trevelyan]] (con trai của [[Ngài George Trevelyan, Tòng Nam tước thứ hai]] - cháu trai của nhà sử học Macaulay) và David Ogg, trong khi có cái nhìn dung hòa hơn Macaulay, vẫn tiếp tục truyền thống của Macaulay trong thế kỷ 20, xem vua James II là một tên bạo chúa, những nỗ lựa tự do tôn giáo của ông là âm mưu lừa gạt, và triều đại của ông là một sai lầm trong suốt chiều dài lịch sử nước Anh.<ref>Xem Prall, vii-xv, để biết thêm về các cứ liệu lịch sử.</ref> Trong Từ điển Lịch sử Tự nhiên "[[Dictionary of National Biography]]" do [[A. W. Ward]] viết năm 1892, vua James II ''"rõ ràng là kẻ có niềm tin chính trị và tôn giáo"'', dù không có ''"một chút đặc điểm nào của tinh thần yêu nước"''; ''"việc ông ta theo Giáo hội La Mã trước hết đã để giải phóng cấp bách những thần dân Công giáo của ông ta, thứ hai là để đưa nước Anh trở lại thành một nước Công giáo, đó là những mục tiêu mà ông ta nhắm vào trong suốt thời gian trị vì."''<ref>{{DNB Cite|wstitle=James II of England}}</ref>
[[Tập tin:Belloc side.jpg|140px|nhỏ|trái|[[Hilaire Belloc|Belloc]] là một người [[Sự biện hộ cho tôn giáo|người biện hộ]] tiêu biểu cho vua James II.]]
Nhà văn người Anh-Pháp [[Hilaire Belloc]] phá vỡ truyền thống này vào năm 1928. Belloc xem vua James II là một nhân vật đáng kính, vị vua tốt, còn những kẻ thù của ông thuộc ''"một nhóm nhỏ những kẻ gặp thời... đã phá hủy nền quân chủ xưa cũ của người Anh."''<ref>Belloc, vii</ref> Luận điểm của Hilaire Belloc không thể thay đổi cách nhìn chung của sử học về vua James II trong thời gian đó, nhưng trong các thập niên 1960 và 1970, hai tác giả Maurice Ashley và Stuart Prall đã bắt đầu thừa nhận lại rằng ông có ý tưởng khoan dung mọi tôn giáo, song vẫn nhấn mạnh về sự cai trị độc đoán của ông.<ref>See Ashley, 196–198; Prall, 291–293</ref> Những học giả hiện đại này rời xa lối suy nghĩ thường thấy - tức lối tư tưởng chủ trương rằng cuộc [[Cách mạng Vinh Quang|Cách mạng Vinh quang]] và con đường không hề dứt của tiến bộ và [[dân chủ]] là không thể tránh khỏi. ''"Lịch sử là,"'' Ashley viết, ''"xét cho cùng, câu chuyện của những con người và những cá nhân riêng, cũng như của các tầng lớp và quần chúng nhân dân."''<ref name=ashley9>Ashley, 9</ref> Ông đánh giá hai vua James II và William III là ''"những người có lý tưởng đồng thời nhược điểm của loài người."''<ref name=ashley9>Ashley, 9</ref> John Miller, viết về năm 2000, đồng ý với những ghi nhận về chế độ quân chủ chuyên chế của James, nhưng ''"mục tiêu chính của ông là bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền công dân bình đẳng của người Công giáo. Mọi chính sách 'độc đoán'... về bản chất đều là để thực hiện được mục đích này."''<ref>Miller, ix</ref> Vào năm 2004, [[W. A. Speck]] viết trong Từ điển mới [[Oxford Dictionary of National Biography]], rằng ''"vua James đã đúng đắn thừa nhận quyền tự do tôn giáo, nhưng cũng tìm cách tăng cường uy lực của Quốc vương."''<ref name=speck>W. A. Speck, "[http://www.oxforddnb.com/view/article/14593 James II and VII (1633–1701)]", ''Oxford Dictionary of National Biography'', Oxford University Press, Sept. 2004; online edn, May 2006, accessed ngày 15 tháng 10 năm 2007. Speck còn nói thêm, rằng James "muốn tất cả mọi thần dân đều phải có niềm tin như ông, rằng Giáo hội Công giáo là một Giáo hội chân chính. Ông cũng tin rằng Giáo hội Anh đang được duy trì gượng gạo bằng hình luật ngược đãi những người ngoại đạo. Nếu những điều luật đó được dỡ bỏ, và các cuộc cải đạo sang Công giáo được khuyến khích, thì nhiều cuộc cải đạo sẽ diễn ra... James đánh giá thấp sức lôi cuốn của đạo Tin Lành nói chung và của Giáo hội Anh nói riêng. [Sự lạc quan] của ông là nhiệt huyết và thậm chí là niềm tin mù quáng của một kẻ cải đạo hẹp hòi...." (''wished that all his subjects could be as convinced as he was that the Catholic church was the one true church. He was also convinced that the established church was maintained artificially by penal laws which proscribed nonconformity. If these were removed, and conversions to Catholicism were encouraged, then many would take place … James underestimated the appeal of protestantism in general and the Church of England in particular. His was the zeal and even bigotry of a narrow-minded convert....'')</ref> Ông cũng nói thêm, khác với chính phủ của người Hà Lan, ''"James thật quá độc đoán để có thể kết hợp sự tự do đức tin và một chính phủ được lòng dân. Ông chống trả lại bất kỳ một sự hạn chế nào đối với uy quyền của Quân vương. Đó là lý do mà con tim của ông không có trong những sự nhượng bộ mà ông phải tiến hành vào năm 1688. Ông sẽ muốn sống trong cảnh đày ải mà vẫn còn giữ vững những nguyên tắc của mình hơn là tiếp tục trị vì với tư cách là một vị Quân vương ít quyền uy."''<ref name=speck>W. A. Speck, "[http://www.oxforddnb.com/view/article/14593 James II and VII (1633–1701)]", ''Oxford Dictionary of National Biography'', Oxford University Press, September 2004; online edn, May 2006. RetrievedTruy cập ngày 15 Octobertháng 10 năm 2007. He "wished that all his subjects could be as convinced as he was that the Catholic church was the one true church. He was also convinced that the established church was maintained artificially by penal laws that proscribed nonconformity. If these were removed, and conversions to Catholicism were encouraged, then many would take place. In the event his optimism was misplaced, for few converted. James underestimated the appeal of protestantism in general and the Church of England in particular. His was the zeal and even bigotry of a narrow-minded convert..."</ref>
 
Những kết luận của Tim Harris trong cuốn sách năm [[2006]] của ông đã tóm lược những ý kiến khác nhau của các học giả đời sau đối với vua James II: