Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vantien93 (thảo luận | đóng góp)
Vantien93 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 76:
==== Tương quan lực lượng sau chiến tranh Trung-Nhật ====
[[Tập tin:Japanese Occupation - Map.jpg|nhỏ|phải|280px|Các khu vực Nhật chiếm đóng trong [[chiến tranh thế giới thứ hai|đệ nhị thế chiến]]]]
Sau [[chiến tranh Trung-Nhật]], tương quan lực lượng vẫn nghiêng nhiều về phía Quốc dân đảng, nhưng tình thế đã trở nên thuận lợi hơn cho phía Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lực lượng chủ lực của họ tăng lên 1,2 triệu quân, còn lực lượng dân quân tăng lên 2 triệu người. Vùng kiểm soát của họ nay gồm 19 khu, chiếm tới 1/4 lãnh thổ Trung Quốc và 1/3 dân số- gồm nhiều thành phố và thị trấn quan trọng. Hơn thế nữa, Liên Xô trao lại toàn bố số vũ khí thu được từ quân Nhật và một số vũ khí của [[Hồng Quân|Hồng quân Liên Xô]] cho Đảng Cộng sản. Khi Liên Xô rút đi, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng được tiếp quản vùng Đông Bắc Trung Quốc.<ref name = "nat">{{chú thích sách |title= Lịch sử thế giới hiện đại |last= Nguyễn Anh Thái (chief author) |first= |authorlink= |coauthors= Nguyễn Quốc Hùng, Vũ Ngọc Oanh, Trần Thị Vinh, Đặng Thanh Toán, Đỗ Thanh Bình |year= 2002 |publisher= Giáo dục Publisher |location= Ho Chi Minh City |isbn= 8-934980-11603 |page= |pages= 320-322 |url= |accessdate= }}</ref> Tháng 3 năm 1946, dù Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần kiến nghị, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của tướng [[Rodion Yakovlevich Malinovsky|Malinovsky]] tiếp tục trì hoãn rút quân khỏi [[Mãn Châu]] và ngầm thông báo với Hồng quân Trung Quốc tiến vào tiếp quản vùng này vì [[Iosif Vissarionovich Stalin|Stalin]] muốn Mao kiểm soát được ít nhất là vùng phía Bắc của Mãn Châu trước khi quân Liên Xô triệt thoái hoàn toàn khỏi đây,<ref>Michael M Sheng, ''Battling Western Imperialism'', Princeton University Press, 1997, p.132 - 135</ref> dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện nhằm kiểm soát vùng Đông Bắc. Điều kiện này hết sức thuận lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến những thay đổi trong nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản: phe cứng rắn và chủ trương sử dụng vũ lực dần chiếm ưu thế, áp đảo phe cơ hội.<ref name = "nat"/>
 
Mặc dù [[George Marshall|tướng Marshall]] tuyên bố ông không có bằng chứng cho thấy [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc|Hồng quân Trung Quốc]] được Liên Xô hỗ trợ,<ref>New York Times, ngày 12 tháng 1 năm 1947, p44.</ref> Hồng quân Trung Quốc vẫn nắm được một lượng lớn vũ khí do quân Nhật bỏ lại, gồm cả vũ khí hạng nặng như xe tăng. Tuy nhiên chỉ đến khi một số lớn binh lính Quốc dân đảng đầu hàng và chạy sang hàng ngũ Cộng sản thì Hồng quân Trung Quốc mới có thể làm chủ được số vũ khí này.<ref>Zeng Kelin, ''Zeng Kelin jianjun zishu'' (General Zeng Kelin Tells his story), Liaoning renmin chubanshe, Shenyang, 1997. p. 112-3</ref> Nhưng dù yếu thế hơn về mặt vũ khí trang bị, con bài chủ chốt của đảng Cộng sản là chính sách [[cải cách ruộng đất]]. Đảng Cộng sản tiếp tục hứa hẹn ở vùng nông thôn với những nông dân cùng khổ và không có ruộng đất rằng nếu họ chiến đấu cho Đảng Cộng sản, họ sẽ giành được ruộng đất từ tay giới địa chủ.<ref>[[Ray Huang]], ''cong dalishi jiaodu du Jiang Jieshi riji'' (Reading Chiang Kai-shek's diary from a macro-history perspective), Chinatimes Publishing Press, Taipei, 1994, p. 441-3</ref> Chính sách này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có được sự ủng hộ của nông dân và nguồn nhân lực hùng hậu để sử dụng trong chiến đấu cũng như vận tải tiếp tế, dù trước đó có bị tổn thất nặng nề trong các chiến dịch quân sự chống Nhật. Ví dụ, trong [[chiến dịch Hoài Hải]] họ đã có thể huy động tới 5.430.000 nông dân phục vụ vận tải, giúp họ chiến đấu chống lại quân chính quy Quốc dân đảng.<ref>[[Lung Ying-tai]], ''dajiang dahai 1949'', Commonwealth Publishing Press, Taipei, 2009, p.184</ref>
 
Về phía Quốc dân đảng, sau khi chiến tranh kháng Nhật kết thúc, quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] có trong tay hơn 5,7 triệu quân, đông gấp 65 lần đối phương, thêm vào đó là có nhiều trang bị hiện đại do người Mỹ viện trợ trong Thế chiến. [[Tưởng Giới Thạch]] nhanh chóng chuyển quân đến các khu vực mới giải phóng khỏi tay quân Nhật để ngăn chặn Đảng Cộng sản tiếp nhận đầu hàng từ tay quân Nhật.<ref name = "nat"/> [[Hoa Kỳ]] tiến hành không vận, chuyển nhiều đơn vị quân Quốc dân đảng từ miền Trung Nguyên đến miền Đông Bắc ([[Mãn Châu]]). Hoa Kỳ cũng hỗ trợ đáng kể cho Quốc dân đảng, với hơn 5 vạn [[Thủy quân lục chiến]] được gửi tới để canh giữ các vị trí chiến lược, 10 vạn binh lính Hoa Kỳ được đưa tới [[Sơn Đông]]. Hoa Kỳ giúp huấn luyện và trang bị cho hơn nửa triệu quân Quốc dân đảng, và vận chuyển quân Quốc dân đảng tới các vùng giải phóng và bao vây các khu căn cứ của Hồng quân.<ref name = "nat"/> Hoa Kỳ viện trợ cho Quốc dân đảng số lượng vũ khí thặng dư, trị giá hàng tỷ [[Đô la Mỹ|USD]], và cho vay hàng tỷ USD khác để Quốc dân đảng sử dụng mua vũ khí trang thiết bị quân sự.<ref>p23, U.S. Military and CIA Interventions Since World War II, William Blum, Zed Books 2004 London.</ref> Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm sau khi chiến tranh Trung Nhật chấm dứt, Quốc dân đảng đã nhận 4.43 tỷ USD từ Hoa Kỳ, phần lớn trong số đó là viện trợ quân sự.<ref name = "nat"/>
 
Với danh nghĩa "tiếp nhận quân Nhật đầu hàng", các nhóm tư bản trong chính quyền Quốc dân đảng chiếm hầu hết các nhà băng, nhà máy, cơ sở thương mại trước kia bị Nhật chiếm.<ref name = "nat"/> Họ cũng tăng cường binh lực, tích trữ vật liệu chiến tranh, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới với Đảng Cộng sản. Những hành động chuẩn bị vội vã và khắc nghiệt đó khiến cho đời sống dân chúng trở nên khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tới 37,5% tại Thượng Hải.<ref name = "nat"/> Nạn lạm phát và giá lương thực thực phẩm tăng vọt. Các cải cách của Quốc dân đảng cũng thất bại bởi nạn [[tham nhũng]], các quan chức Quốc dân đảng thường không quan tâm đến đời sống nhân dân địa phương, và thường ủng hộ giới địa chủ trong việc đánh thuế. Sự khó khăn và bất bình đẳng về kinh tế khiến Quốc dân đảng đánh mất sự ủng hộ của dân chúng. Phần lớn người dân, nhất là ở nông thôn, sẵn sàng ủng hộ Mao Trạch Đông, không ít người đã hỗ trợ lương thực hoặc gia nhập quân đội của Mao Trạch Đông để chống lại Quốc dân đảng.