Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình Thạnh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Địa lý: Sửa lỗi bổ sung
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 55:
 
===Thời Pháp thuộc===
Với [[Hòa ước Nhâm Tuất (1862)]], triều đình Huế nhượng hẳn 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp làm thuộc địa. Chính quyền thực dân Pháp chia 3 tỉnh này thành 13 thành các hạt thanh tra (''inspection''), do các viên chức Pháp ngạch thanh tra các công việc bản xứ (inspecteur des affaires indigeânes) đứng đầu, nhưng tạm thời vẫn giữ cơ cấu phủ huyện cũ. Phần đất của quận Bình Thạnh ngày nay nằm trong hạt Sài Gòn, tương ứng với 4 xã thôn Bình Hòa, Thạnh Đa, Bình Lợi Trung (tức xã Phú Mỹ cũ) và Bình Quới Tây<ref name="ReferenceA"/>, thuộc tổng Bình Trị Thượng, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, địa hạt Sài Gòn.
 
Sau khi chiếm được toàn bộ [[Nam Kỳ]], năm 1868, chính quyền thực dân Pháp bãi bỏ các đơn vị hành chính phủ, huyện, phân chia lại toàn bộ cõi [[Nam Kỳ]]. Các hạt thanh tra về sau cũng được đổi thành hạt tham biện (''arrondissement''), do các Chánh tham biện (administrateur) người Pháp đứng đầu. Tuy vậy, chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ lại cơ cấu hành chính cấp thấp như tổng, thôn. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc tổng Bình Trị Thượng, hạt Sài Gòn. Năm [[1871]], các thôn đổi thành làng. Năm [[1874]], [[Tổng thống Pháp]] [[Jules Grévy]] ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn (ville saigon). Tòa tham biện hạt Sài Gòn chuyển từ trung tâm thành phố Sài Gòn đặt tại làng Bình Hòa<ref>[[Nguyễn Đình Đầu]], ''Địa danh Phú Nhuận'', Tạp chí Xưa và Nay.</ref>, tại vị trí ngày nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân quận Bình Thạnh.
Dòng 61:
Ngày [[24 tháng 8]] năm [[1876]], hạt Sài Gòn đổi tên thành hạt Bình Hòa. Tuy nhiên, do người Pháp dễ xảy ra sự nhầm lẫn giữa hạt Bình Hòa và hạt Biên Hòa<ref name="ReferenceA"/>, ngày [[16 tháng 12]] năm [[1885]], hạt Bình Hòa đổi tên thành hạt [[Gia Định]] theo quyết định của Thống đốc Nam Kỳ. Theo Nghị định ngày [[20 tháng 12]] năm [[1899]] của [[Toàn quyền Đông Dương]] đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày [[1 tháng 1]] năm [[1900]] hạt tham biện Gia Định trở thành tỉnh [[Gia Định]]. Tỉnh lỵ Gia Định vẫn đặt tại làng Bình Hòa.
 
Ngày [[1 tháng 1]] năm [[1911]], [[Gia Định (tỉnh)|tỉnh Gia Định]] chia thành bốn quận: [[Thủ Đức]], [[Nhà Bè]], [[Gò Vấp]] và [[Hóc Môn]]. Vùng đất Bình Thạnh ngày nay thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận [[Gò Vấp]], tương ứng với 2 làng Bình Hòa Xã và Thạnh Mỹ Tây (sáp nhập từ 3 làng Thạnh Đa, BìnhPhú Lợi TrungMỹ và Bình Quới Tây).<ref name="ReferenceA"/>
 
Ngày [[11 tháng 5]] năm [[1944]], [[Toàn quyền Đông Dương]] ký nghị định tách một số vùng (nằm kế cận Khu Sài Gòn - Chợ Lớn) của tỉnh [[Gia Định]] để lập tỉnh [[Tân Bình]]. Tỉnh Tân Bình khi đó có duy nhất một quận là quận Châu Thành (lập ngày [[19 tháng 9]] năm [[1944]]). Làng Bình Hòa Xã và làng Thạnh Mỹ Tây khi đó thuộc thuộc tổng Bình Trị Thượng, quận Châu Thành, tỉnh [[Tân Bình]].