Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Carrefour”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sardur (thảo luận | đóng góp)
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Sửa đổi hướng; sửa cách trình bày
Dòng 1:
{{Tóm tắt về công ty
|company_name = Carrefour SA
|company_logo = [[HìnhTập tin:Logo groupe carrefour.png|200px|Biểu trưng của tập đoàn (2007).]]
|company_type = [[Công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần]] (S.A.)
|company_slogan =
|foundation = 1957
|location_city = [[Levallois-Perret]]
|location_country = [[HìnhTập tin:Flag_of_France.svg|20px]] [[Pháp]]
|key_people = Giám đốc điều hành: [[José Luis Duran]]<br /><!-- tương lai: [[Lars Olofsson]]<br> -->Chủ tịch hội đồng quản trị: Amaury de Sèze
|industry = [[Siêu thị]], phân phối lớn
|products = [[Đại siêu thị]], [[siêu thị]], [[siêu thị giảm giá]] và nhiều loại hình khác
Dòng 35:
 
== Lịch sử ==
=== 1959–1963: Giai đoạn khởi đầu ===
[[HìnhTập tin:Carrefour at Faa'a French Polynesia.JPG|nhỏ|phải|260px|Carrefour tại [[Punaauia]], [[Tahiti]]]]
Năm [[1959]], [[Marcel Fournier (nhà kinh doanh)|Marcel Fournier]], ông chủ một cửa hàng lớn ở [[Annecy]], quyết định hợp tác cùng anh em Jacques và [[Denis Defforey]], những người sở hữu công ty gia đình Badin-Defforey chuyên kinh doanh đồ tạp hóa tại [[Lagnieu]] thuộc tỉnh [[Ain]].<ref name="aventure">{{Chú thích báo | tên=Hugues | họ=Joublin | tên bài=L’aventure du premier hyper | nhà xuất bản=[[L'Expansion|L’Expansion]] | ngày=1993-05-06
| ngày truy cập=2008-06-26 | url lưu trữ=http://www.lexpansion.com/art/6.0.114505.0.html}}
Dòng 43:
Ý tưởng về các đại siêu thị đến với Marcel Fournier và Denis Defforey sau khi họ tham gia buổi nói chuyện tại [[Hoa Kỳ]] của [[Bernardo Trujillo]], "cha đẻ của phân phối hiện đại". Ngày [[15 tháng 6]] năm [[1963]], lần đầu tiên tại Pháp, Carrefour cho khánh thành một "hypermarché" ([[đại siêu thị]])<ref name="aventure" /> tại [[Sainte-Geneviève-des-Bois, Essonne|Sainte-Geneviève-des-Bois]] thuộc vùng [[Île-de-France]], gần [[Paris]]. Đây là một [[siêu thị]] mang những ý tưởng cách tân như diện tích lớn, hàng hóa đa dạng, giá cả phải chăng, quá trình mua bán được chuẩn hóa và có chỗ đỗ xe ô tô cho khách hàng. Siêu thị đầu tiên của Carrefour có diện tích 2.500 [[mét vuông]] và một bãi đậu xe 400 chỗ. Tuy bị nghi ngờ về hiệu quả kinh doanh ở thời điểm khánh thành, nhưng đại siêu thị Carrefour đã nhanh chóng thành công vì đáp ứng được nhu cầu mua sắm lớn của người dân Pháp khi đó. Chưa đầy một năm sau, tháng 3 năm [[1964]],<ref>{{Chú thích báo | tên bài=Carrefour Villeurbanne, le retour de flamme d'un vétéran | nhà xuất bản=[[Points de vente]] | số=1035 | trang=48 | ngày=2008-10-27}}</ref> Carrefour đã có 3 siêu thị ở Pháp, trong đó siêu thị [[Villeurbanne]] nằm ở ngay trung tâm thành phố.<ref>{{Chú thích báo | tên=Jean-François | họ=Berlanger| tên bài=Rhône-Alpes/Villeurbanne: Cure de rajeunissement pour Carrefour| nhà xuất bản=Points de vente | số=1007 | trang=48 | ngày=2007-09-03}}</ref> Siêu thị thứ tư của Carrefour với diện tích 10.000 mét vuông được khánh thành năm [[1966]] ở ngoại ô [[Lyon]] (tại [[Vénissieux]]), là siêu thị có diện tích lớn nhất châu Âu vào thời điểm nó ra đời.<ref>{{Chú thích báo | tên=Jean-François | họ=Berlanger| tên bài=Carrefour Vénissieux: la métamorphose d'une légende| nhà xuất bản=Points de vente | số=1034 | trang=52 | ngày=2008-10-13}}</ref>
 
=== 1963–1985: Thành công của một công ty gia đình ===
Trong giai đoạn đầu, với ý tưởng mang tính cách mạng về những đại siêu thị lớn cung cấp đủ mọi loại hàng hóa, Carrefour kinh doanh rất phát đạt. Nhu cầu lớn của khách hàng với loại hình thương mại mới này đã giúp Carrefour từ một công ty thuộc loại nhỏ và vừa (''PME, petites et moyennes entreprises'') phát triển thành một tập đoàn. Tới ngày [[16 tháng 6]] năm [[1970]], Carrefour chính thức tham gia [[Thị trường chứng khoán Paris]] (''Bourse de Paris'').
 
Dòng 50:
Bên cạnh việc mở thêm siêu thị mới, tập đoàn cũng phát triển kinh doanh bằng cách giới thiệu các sản phẩm mang chính nhãn hiệu Carrefour. Từ năm [[1976]], Carrefour giới thiệu các mặt hàng không mang nhãn hiệu mà chỉ được đóng gói và cố định giá. Các sản phẩm này được Carrefour gọi là sản phẩm "tự do" ("libre") và thường có giá cả phải chăng cũng như chất lượng tốt. Năm [[1985]], sau khi chứng kiến đối thủ [[Continent (đại siêu thị)|Continent]] bắt chước ý tưởng này, Carrefour đã quyết định thay thế các sản phẩm "tự do" bằng các sản phẩm mang nhãn hiệu Carrefour. Năm [[1981]], Carrefour cũng giới thiệu loại thẻ "Carte Pass" giúp khách hàng có loại [[thẻ tín dụng]] riêng để chi trả cho việc mua bán, từ năm [[1984]] tập đoàn bắt đầu mở công ty tài chính riêng Assurances Carrefour. Năm [[1991]], Carrefour bắt đầu kinh doanh hoạt động du lịch bằng việc mở chi nhánh Vacances Carrefour.<ref name="Histo">{{cite web|url=http://www.carrefour.com/cdc/groupe/historique/|title=Lịch sử tập đoàn Carrefour|publisher=Carrefour.com|accessdate=2008-12-06}}</ref>
 
=== 1985–1998: Phát triển thành tập đoàn đa quốc gia ===
[[HìnhTập tin:POL CH Warszawa Wilenska (2).JPG|nhỏ|trái|260px|Một siêu thị Carrefour tại [[Warszawa]], [[Ba Lan]]]]
Đầu [[thập niên 1980]], sau một giai đoạn ngắn phát triển chậm vì những lục đục trong nội bộ gia đình, hội đồng quản trị Carrefour vào năm [[1985]] đã lần đầu tiên bổ nhiệm một lãnh đạo là người ngoài công ty, [[Michel Bon]], khi đó là một trong các lãnh đạo của ngân hàng [[Crédit Agricole]]. Bon trở thành [[tổng Giám đốc|giám đốc điều hành]] của tập đoàn từ năm [[1990]]. Trong quá trình chuyển từ một công ty gia đình sang tập đoàn kinh doanh có tính chất đa quốc gia, Carrefour mở rộng hoạt động sang [[Đài Loan]] (năm [[1989]]), sau đó là [[Hy Lạp]] và [[Thổ Nhĩ Kỳ]] (năm [[1991]]).<ref name="Histo"/>
 
Tháng 3 năm [[1991]], Carrefour bỏ ra 1,05 tỷ [[Franc Pháp|franc]] (tương đương 160 triệu [[euro]]) để mua lại tập đoàn địa phương [[Montlaur (công ty)|Montlaur]] sau khi được [[Tòa án thương mại Pháp]] ở [[Montpellier]] bật đèn xanh.<ref>{{Chú thích báo| tên bài= Le raid de Carrefour| nhà xuất bản= [[L'Humanité|L’Humanité]]| ngày=1991-03-26 | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.humanite.presse.fr/journal/1991-03-26/1991-03-26-640804 }}</ref> Chỉ vài tháng sau, ngày [[25 tháng 6]] năm 1991, Carrefour công bố kế hoạch mua lại đối thủ [[Euromarché (đại siêu thị)|Euromarché]] (gồm 77 đại siêu thị) với giá 5 tỷ franc.<ref>{{Chú thích báo| tên bài=Company news: Carrefour of France To Buy Euromarche | nhà xuất bản=[[The New York Times|New York Times]] |ngày=1991-06-25 | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://select.nytimes.com/gst/abstract.html?res=F20611F8345E0C768EDDAF0894D9494D81&n=Top%2fNews%2fBusiness%2fCompanies%2fCarrefour%20S%2eA%2 | ngày lưu trữ= }}</ref> Vụ mua bán này được hoàn tất một năm sau đó, bên cạnh nhãn hiệu Euromarché, Carrefour qua vụ mua bán này cũng sở hữu thêm một loạt nhãn hiệu địa phương mà Euromarché đã thâu tóm trong giai đoạn 1980-1992 như Escale, Berthier, Sabeco, Disque Bleu, SND, GEM và Sodima.<ref>{{Chú thích báo | tên= | họ= |tên bài=1968-1992 Ci git Euromarché | nhà xuất bản=[[Linéaires]] | số=59 | trang= | ngày=tháng 4 năm 1992 | ngày truy cập= | url lưu trữ= }}</ref>
 
Năm [[1992]] Michel Bon rời tập đoàn, vị trí của ông được thay thế bằng cựu giám đốc điều hành tập đoàn siêu thị Đức [[Metro AG]] là [[Daniel Bernard (nhà kinh doanh)|Daniel Bernard]], người rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị. Ngay sau khi nắm quyền, Bernard quyết định bán các chi nhánh Castorama và But<ref name="Vérité">{{cite book|last= Courage|first=Sylvain|title=La Vérité sur Carrefour l’épicier planétaire aux 2 millions de clients par jour|year=1999|publisher=Assouline|isbn=2843231108}}</ref> đồng thời cắt giảm một số hoạt động nhỏ lẻ để tập trung mở rộng hoạt động của Carrefour ra thế giới. Trong thời gian Bernard tại nhiệm, Carrefour liên tiếp mở rộng thị trường sang [[Ý]] và [[Thổ Nhĩ Kỳ]] (năm [[1993]]), [[México|Mexico]] và [[Malaysia]] (năm [[1994]]), [[Trung Quốc]] (năm [[1995]]), [[Thái Lan]], [[Hàn Quốc]], [[Hồng Kông]] (năm [[1996]]), [[Singapore]], [[Ba Lan]] (năm [[1997]]), [[Colombia]], [[Chile]] và [[Indonesia]] (năm [[1998]]).
 
=== 1998–2008: Mở rộng ra thế giới ===
[[HìnhTập tin:Carre Bangkok.jpg|thumb|260px|right|Carrefour ở [[Bangkok]], [[Thái Lan]]]]
Năm 1998, Carrefour mua lại tập đoàn siêu thị nhỏ [[Comptoirs Modernes]], tập đoàn trước đó Carrefour đã sở hữu 22,4% cổ phần. Vụ mua bán này giúp Carrefour có thêm khoảng 500 siêu thị mang nhãn hiệu [[Stoc]], giúp tập đoàn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh [[đại siêu thị]].<ref>La Tribune, ngày [[31 tháng 8]] năm [[1998]].</ref> Thương vụ trị giá 19 tỷ franc này cũng đưa Carrefour từ vị trí thứ sáu lên vị trí thứ tư trong danh sách các tập đoàn siêu thị lớn nhất thế giới, vượt qua hai đối thủ Metro và Sears. Một năm sau đó Carrefour và tập đoàn cạnh tranh [[Promodès]] công bố kế hoạch sáp nhập để cho ra đời tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới, chỉ sau tập đoàn [[Wal-Mart]] của [[Hoa Kỳ]]. Sau vụ sáp nhập, nhãn hiệu đại siêu thị [[Continent (đại siêu thị)|Continent]] của Promodès được thay thế bằng nhãn hiệu Carrefour, ngược lại nhãn hiệu Stoc của Carrefour được thay thế bằng nhãn hiệu siêu thị [[Champion (siêu thị)|Champion]] trước đó do Promodès quản lý. Chiến lược "Carrefour pour l’Hyper, Champion pour le Super" ("Carrefour cho đại siêu thị, Champion cho siêu thị") này vừa giúp tập đoàn mới giảm số nhãn hiệu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp lẫn nhau, vừa giúp Carrefour chứng tỏ đây thực sự là một vụ "sáp nhập" giữa hai tập đoàn lớn chứ không phải một vụ "mua lại" của Carrefour đối với Promodès. Cần biết rằng khi mới thành lập, đối thủ cạnh tranh Promodès từng điều hành các siêu thị mang nhãn hiệu Carrefour trước khi lập ra nhãn hiệu Continent cho riêng họ, đây cũng là trường hợp của một tập đoàn siêu thị đối thủ khác của Carrefour tại Pháp, tập đoàn [[Cora (siêu thị)|Cora]]. Tháng 7 năm [[2000]], Carrefour mở rộng sang [[Bỉ]] bằng việc mua lại tập đoàn GB (sở hữu hai nhãn hiệu Maxi và Super) để lập ra chi nhánh Carrefour Bỉ (''Carrefour Belgium''), trong khi nhãn hiệu Maxi GB được thay thế bằng Carrefour (tại 56 đại siêu thị) thì nhãn hiệu Super GB bị Carrefour hoàn toàn loại bỏ.<ref name=Nancy/>
 
Những kế hoạch sáp nhập liên tiếp khiến Carrefour mất tập trung vào thị trường chiến lược – thị trường Pháp. Do có giá cả không cạnh tranh bằng các đối thủ, Carrefour để mất thị phần vào tay đối thủ trên ngay địa bàn kinh doanh truyền thống, qua đó giá cổ phiếu của Carrefour liên tiếp sụt giảm trong những năm đầu của [[thập niên 2000]]. Đối phó với tình trạng này, năm [[2005]] hội đồng quản trị Carrefour sa thải [[tổng Giám đốc|giám đốc điều hành]] [[Daniel Bernard (nhà kinh doanh)|Daniel Bernard]]. Người thay thế vị trí này là [[José Luis Duran]] với sự giám sát của [[Luc Vandevelde]], nhà quản lý được [[gia đình Halley]] tin tưởng. Duran sau khi nhậm chức đã cho cắt giảm hoạt động của Carrefour tại các thị trường có hiệu quả kinh doanh thấp như [[México|Mexico]], [[Nhật Bản]] và [[Cộng hòa Séc]], đồng thời đẩy mạnh hoạt động của tập đoàn tại các thị trường tiềm năng như [[Trung Quốc]], [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và [[Brasil]], nơi Carrefour liên tiếp cho mở các siêu thị mới. Bên cạnh việc tập trung hoạt động kinh doanh vào một số thị trường chiến lược, theo Duran trong cuộc phỏng vấn với tờ ''[[Le Figaro]]'' ngày [[24 tháng 1]] năm [[2007]] thì Carrefour cũng dự định mở rộng hoạt động sang các thị trường mới như [[Nga]] và [[Ấn Độ]] nhưng cũng tránh tham gia các thương vụ tài chính nặng nề như vụ sáp nhập với Promodès.<ref name=Nancy>{{chú thích web|url=http://www.ac-nancy-metz.fr/crm/producti/fiche_lect/Carrefour.htm|title=Carrefour ou l’invention de l’hypermarché|author=Christian Lhermie|publisher=Académie de Nancy-Metz|accessdate=2008-12-06}}</ref><ref name=Belge>{{chú thích web|url=http://www.carrefourbelgium.be/Cbgroupcarrefour.cfm?lang=fr|title=Groupe Carrefour|publisher=Carrefourbelgium.be|accessdate=2008-12-06}}</ref>
 
Cụ thể trong giai đoạn thay đổi chiến lược kinh doanh 2005-2007, Carrefour đã bán lại các cửa hàng ở Nhật Bản và Mexico (năm [[2005]]), bán các siêu thị nhãn hiệu Champion ở Trung Quốc (năm [[2006]], để tập trung vào lĩnh vực đại siêu thị và siêu thị giá rẻ). Ngày [[23 tháng 4]] năm [[2007]], Carrefour bỏ ra 825 triệu euro để mua lại tập đoàn đại siêu thị giá rẻ Atacadão của [[Brasil]] (với hệ thống 34 siêu thị, 17 trong số đó thuộc bang [[São Paulo (bang)|São Paulo]]) và trở thành nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất Brasil.<ref>{{Chú thích web | url= http://www.carrefour.com/docroot/groupe/C4com/Pieces_jointes/Communiques_financiers/Atacadao_FR.pdf | title =Le groupe Carrefour annonce une acquisition majeur au Brésil | accessdate = 2008-11-27 | date =2007-04-23 | publisher =Groupe Carrefour }}</ref> Trong năm [[2007]] Carrefour cũng mua lại chuỗi siêu thị giá rẻ Tengelmann ở [[Tây Ban Nha]], 9 siêu thị [[Ahold]] ở [[Ba Lan]] đồng thời bán đi một loạt siêu thị và đại siêu thị ở [[Hàn Quốc]], [[Slovakia]], [[Bồ Đào Nha]] và [[Thụy Sĩ|Thụy Sỹ]].
 
== Biểu trưng công ty ==
{|style="font-size: 90%; border: none; text-align: center" align="center" width="90%"
|[[HìnhTập tin:CarrefourLogo.png|x40px|giữa|Biểu trưng của các đại siêu thị Carrefour.]]
|[[HìnhTập tin:Logo groupe carrefour.png|x60px|giữa|Biểu trưng của tập đoàn năm 2007.]]
|-
|Biểu trưng của các đại siêu thị Carrefour.
Dòng 79:
Carrefour tham gia rất nhiều loại hình kinh doanh phân phối khác nhau, dưới đây là các loại hình chính của tập đoàn:<ref>Các loại hình kinh doanh với mô tả chi tiết có thể tìm thấy tại báo cáo hàng năm của tập đoàn Carrefour và trang web chính thức Carrefour.com: {{chú thích web|url=http://www.carrefour.com/cdc/groupe/nos-activites/nos-enseignes/|title=Carrefour - Nos enseignes|publisher=Carrefour.com|accessdate=2008-12-06}}</ref>
=== Đại siêu thị ===
[[HìnhTập tin:Carrefour in Shanghai.jpg|nhỏ|phải|200px|Đại siêu thị Carrefour ở [[Thượng Hải]], [[Trung Quốc]].]]
{{Chính 2|[[Carrefour (nhãn hiệu)|Nhãn hiệu Carrefour]]}}
Loại hình kinh doanh chiến lược của Carrefour là các [[đại siêu thị]] (''hypermarché''), năm [[2006]] chiếm 60% doanh số của tập đoàn. [[Carrefour (nhãn hiệu)|Carrefour]] là nhãn hiệu đại siêu thị duy nhất của tập đoàn tại Pháp cũng như các quốc gia khác trên thế giới với tổng số khoảng trên 1.000 đại siêu thị (tính đến cuối năm [[2006]]). Đại siêu thị Carrefour thứ 1.000 được khánh thành tại [[Thông Châu, Nam Thông]], [[Trung Quốc]] cuối năm [[2006]].<ref>{{Chú thích báo |tên bài=En Chine, Carrefour ouvre son 1000<sup>e</sup> hyper | nhà xuất bản=Le Figaro | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.lefigaro.fr/eco-entreprises/20061030.FIG000000228_en_chine_carrefour_ouvre_son_e_hyper.html }}</ref>
Dòng 87:
=== Siêu thị ===
{{Chính 2|[[Champion (siêu thị)|Siêu thị Champion]], [[Supermarchés GB]] và [[GS (siêu thị)|GS]]}}
[[HìnhTập tin:Champion 08 2006 105.jpg|nhỏ|phải|200px|Một siêu thị Champion.]]
Bên cạnh các đại siêu thị có diện tích lớn, Carrefour cũng kinh doanh loại hình [[siêu thị]] (''supermarché'') có diện tích nhỏ hơn, thông thường là dưới 2.000 mét vuông, loại hình được tập đoàn đầu tư chủ yếu ở một số nước [[châu Âu]] và [[Nam Mỹ]]. Với loại hình này, Carrefour sử dụng rất nhiều nhãn hiệu khác nhau để phù hợp với từng thị trường riêng và cũng là để tránh tai tiếng "ông lớn" của nhãn hiệu Carrefour, có thể kể tới [[Champion (siêu thị)|Champion]] ở Pháp, [[Supermarchés GB]] ở Bỉ, [[Giáo sư|GS]] ở Ý, [[Gima (siêu thị)|Gima]] và [[Endi]] ở Thổ Nhĩ Kỳ, [[Globi]] ở Ba Lan và [[Norte (siêu thị)|Norte]] ở Argentina.
 
Riêng nhãn hiệu Champion còn được Carrefour sử dụng ở Tây Ban Nha, Ba Lan, Hy Lạp và Brasil. Ở Na Uy và Trung Quốc cũng từng có các siêu thị Champion hoạt động tuy nhiên Carrefour đã bán lại chúng trong hai năm [[2005]] và [[2006]]. Cần chú ý rằng ở Bỉ cũng có các siêu thị Champion, nhất là ở vùng nói [[tiếng Pháp]] [[Wallonie]], tuy nhiên chúng không do Carrefour Belgium điều hành mà thuộc về tập đoàn địa phương Mestdagh (có 49% cổ phần thuộc về Carrefour) kể từ năm [[1996]], tên đầy đủ của các siêu thị này là "Champion Groupe Mestdagh". Trong một thử nghiệm nhằm thống nhất các nhãn hiệu kinh doanh và thăm dò phản ứng khách hàng với các siêu thị mang tên Carrefour (vốn bị cho là gắn liền với những đại siêu thị lớn), năm [[2007]] tập đoàn đã thay thế một số siêu thị mang nhãn hiệu Champion bằng nhãn hiệu mới [[Carrefour Market]].<ref>{{Chú thích web | url =http://www.editionsduboisbaudry.fr/li/article.php?action=pa&id=33617 | title =Carrefour market à l’heure des derniers préparatifs | accessdate = 2008-11-27 | last = | first =|publisher =Lineaires.com }}</ref> 6 siêu thị đầu tiên thuộc vùng [[Bretagne]] được Carrefour thử nghiệm đã đem lại kết quả tốt, vì vậy tập đoàn dự kiến cho đến cuối năm [[2009]] sẽ cho thay thế toàn bộ nhãn hiệu Champion bằng nhãn hiệu duy nhất Carrefour.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.lexpansion.com/economie/actualite-entreprise/carrefour-se-met-en-ordre-de-marge_133828.html | title =Carrefour se met en ordre de marges | accessdate = 2008-11-27 | last =Domart | first =Quentin|publisher =L'Expansion }}</ref><ref>{{Chú thích báo | tên= | họ= |tên bài=Carrefour se donne dix-huit mois pour enterrer l'enseigne Champion | nhà xuất bản=La Tribune | số= | trang= | ngày=2008-06-13 | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.latribune.fr/Articles.nsf/Article?ReadForm&IDRedirectArticle=/20080613U7FJQW5-$Db=Tribune/Online.nsf-$Channel=Journal&Zone=4&login&Identification=1 }}</ref>.
Dòng 95:
 
=== Siêu thị giá rẻ ===
Xuất phát từ mô hình kinh doanh của tập đoàn siêu thị Đức [[ALDI]] sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Thế chiến thứ hai]], Carrefour bắt đầu mở các [[siêu thị giá rẻ]] (''maxidiscompte'') từ cuối [[thập niên 1970]]. Đây là các siêu thị có diện tích nhỏ, chủ yếu kinh doanh mặt hàng [[thực phẩm]] với mức giá thấp phù hợp với túi tiền của tầng lớp bình dân. Là một tập đoàn kinh doanh phân phối lớn, Carrefour có đủ khả năng đưa ra các mặt hàng có mức giá thấp hơn những cửa hàng kiểu truyền thống, và do đó dần thu hút được khách hàng bình dân đến với loại hình siêu thị này. Ba nhãn hiệu siêu thị giá rẻ của Carrefour là [[Dia (siêu thị)|Dia]] (tại Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Trung Quốc), [[Ed]] (tại Pháp) và [[Minipreço]] (tại Brasil và Bồ Đào Nha). Dia vốn là nhãn hiệu của Promodès hoạt động ở Tây Ban Nha từ năm [[1979]] còn Ed được Carrefour đưa vào kinh doanh tại Pháp từ năm [[1980]].
 
=== Loại hình khác ===
[[HìnhTập tin:Shopi.jpg|200px|nhỏ|phải|Một cửa hàng Shopi ở [[Paris]]]]
Song song với ba loại hình kinh doanh lớn kể trên, Carrefour còn có một số loại hình kinh doanh phân phối khác:
* Cửa hàng lân cận (''proximité''): Đây là hình thức cửa hàng nhỏ, thường được Carrefour [[nhượng quyền kinh doanh]] cho các thương nhân độc lập (chiếm 93% tính đến năm [[2005]]). Khác với các siêu thị Carrefour thường nằm ở ngoại ô thành phố lớn, các cửa hàng nội thị được đặt ngay trong các khu phố trung tâm cũng như ở các thị trấn nhỏ, chúng có diện tích chỉ từ 50 đến 900 mét vuông và chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thực phẩm và tạp hóa. Đây là loại hình kinh doanh Carrefour kế thừa sau khi sáp nhập các đối thủ cạnh tranh tại Pháp và một số nước châu Âu. Tại Pháp các nhãn hiệu cửa hàng lân cận của Carrefour có thể kể tới [[Shopi (cửa hàng)|Shopi]] (diện tích từ 300 đến 900 mét vuông), [[8 à Huit]] (diện tích dưới 300 mét vuông, hoạt động tại đô thị), [[Marché Plus]] và [[Proxi]] (hoạt động tại nông thôn). Công ty phụ trách nhượng quyền của Carrefour cho các nhãn hiệu này là Prodim. Ở Bỉ, các nhãn hiệu cửa hàng lân cận của Carrefour là GB Express và Contact GB, tại Ý là Di per Di còn tại Hy Lạp là 5'Marinoupoulos và Smile Market.
* Phân phối số lượng lớn (''cash & carry''): Carrefour phân phối hàng trực tiếp số lượng lớn cho các công ty khác dưới nhãn hiệu Promocash (tại Pháp, thừa kế từ Promodès) và Docks Market (tại Ý).
* Dịch vụ (''services''): Bên cạnh các dịch vụ hậu mãi thông thường, Carrefour còn hoạt động trên các lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm (Assurances Carrefour), du lịch (Vacances Carrefour), sản phẩm tài chính và giải trí. Các dịch vụ này nhằm tận dụng tối đa không gian kinh doanh của các đại siêu thị Carrefour. Tập đoàn còn cung cấp chất đốt với nhãn hiệu Carfuel. Về [[thương mại điện tử]], Carrefour cũng có hai [[website|trang web]] bán hàng trên [[Internet]] là [[Ooshop]] và [[Boostore]].
 
=== Hệ thống nhãn hiệu ===
Dòng 110:
 
== Carrefour trên thế giới ==
[[HìnhTập tin:Carrefour dans le monde 2007.svg|nhỏ|giữa|500px|Các nước có hoạt động kinh doanh của Carrefour, tính đến năm 2007.{{legend|#00528c|Kinh doanh trực tiếp}}{{legend|#40889c|Nhượng quyền kinh doanh}}]]
Carrefour chia địa bàn kinh doanh trên thế giới thành bốn khu vực địa lý: Pháp, phần còn lại của châu Âu, Nam Mỹ và châu Á. Bên cạnh các hoạt động kinh doanh trực tiếp, Carrefour còn nhượng quyền kinh doanh tại một số khu vực trong đó quan trọng nhất là [[Trung Đông]], [[Algérie]] và [[Nhật Bản]]. Tính đến cuối năm [[2006]], Carrefour có hoạt động kinh doanh, cả trực tiếp và nhượng quyền, tại 29 nước trên thế giới, có một số quốc gia như [[Hoa Kỳ]], [[Chile]] và [[México|Mexico]] cũng từng có các cửa hàng của Carrefour.
 
=== Pháp ===
[[HìnhTập tin:FranceNormandieMondevilleCentreComMondeville2.jpg|200px|nhỏ|phải|Carrefour [[Mondeville, Calvados|Mondeville]].]]
Thị trường Pháp là thị trường mang tính lịch sử của tập đoàn và cũng đem lại cho Carrefour nhiều lợi nhuận nhất, vì vậy nó được tính riêng là một khu vực kinh doanh của Carrefour, ngang hàng với châu Âu, Nam Mỹ và châu Á. Trong danh sách 100 đại siêu thị lớn nhất của Pháp năm [[2007]] thì Carrefour có 44 siêu thị, tăng 1 so với năm 2006,<ref>{{Chú thích web | url =http://www.ouest-france.fr/Carrefour-et-Auchan-trustent-les-plus-gros-hypers/re/ofdernmin/_-579254--BKN----_actu.html | title =Carrefour et Auchan trustent les plus gros hypers | accessdate = 2008-11-27 | date =2008-03-04 | publisher =Ouest-france.fr }}</ref><ref>{{Chú thích web | url =http://cfdt.carrefour.free.fr/carrefour/hypers/Hyper%20243.pdf | title =Tract CFDT page 7 reprenant le classement Lineaires 2006 | accessdate = 2008-11-27|publisher =Carrefour.free.fr }}</ref> trong đó Carrefour Antibes đứng thứ hai trong danh sách với doanh thu 310 triệu euro, sau đại siêu thị Auchan [[Vélizy 2]] của đối thủ cạnh tranh [[Auchan]]. Nếu tính về hiệu quả kinh doanh thì Carrefour Grenoble-Meylan là đại siêu thị đứng đầu trong danh sách với doanh thu 26.402 euro/m².
 
Tại Pháp, vì những lý do lịch sử, Carrefour nhượng quyền và chia sẻ kinh doanh tại khá nhiều siêu thị. Các công ty được Carrefour nhượng quyền gồm [[Guyenne et Gascogne]] (công ty nhượng quyền lớn nhất của Carrefour),<ref>{{Chú thích web | url = http://www.guyenneetgascogne.com| title =Trang chủ |accessdate = 2008-11-27|publisher =Guyenne et Gascogne }}</ref> Sogara (50% cổ phần của Carrefour và 50% cổ phần của Guyenne et Gascogne),<ref>{{Chú thích web | url =http://www.guyenneetgascogne.com/1/profil.html | title =Présentation/Profil| accessdate = 2008-11-27|publisher =Guyenne et Gascogne }}</ref> [[Coop Atlantique]] (Carrefour nắm một phần cổ phần),<ref>{{Chú thích web | url =http://www.coop-atlantique.fr/capital.htm | title =Près de 330 points de vente dans 13 départements | accessdate = 2008-11-27|publisher =Coopérative Atlantique }}</ref> [[Provencia]] (kinh doanh chủ yếu ở vùng [[Rhône-Alpes]]),<ref>{{Chú thích web | url =http://www.provencia.fr | title =Trang chủ | accessdate = 2008-11-27|publisher =Provencia }}</ref> Altis (Carrefour nắm một phần cổ phần, tập đoàn Tây Ban Nha [[Eroski]] nắm phần còn lại),<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docroot/groupe/C4com/Pieces_jointes/Document_de_ref/actualisation_du_doc_de_ref_09122006.pdf | title = Groupe Carrefour: Actualisation du document de référence 2005| accessdate = 2008-11-27 | date =2006-11-09 | publisher = Groupe Carrefour| pages =30 }}</ref><ref>{{Chú thích web | url = http://www.ses-esl.fr/news.php| title =Activité au 30/9/2006: un rythme de commande en forte croissance | accessdate = 2008-11-27 | date =2006-11-21 | publisher = Ses-esl.fr}}</ref> và Corema (gồm 84 siêu thị nhỏ tại vùng trượt tuyết [[Anpơ|Alpes]], Carrefour nắm 26% cổ phần, phần còn lại do tập đoàn [[Sherpa (tập đoàn)|Sherpa]] nắm giữ).<ref>{{Chú thích báo |tên bài=Coup d’œil: un sherpa au carrefour | nhà xuất bản=Brefonline | số=1462 | trang= | ngày=[[tháng tư|tháng 4]] năm [[2003]] | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ= http://www.brefonline.com/numeroERA_affichearticle.asp?idA=1532}}</ref> Trong thập niên 2000, Carrefour cũng mua lại hai nhãn hiệu nhượng quyền là Labruyère Eberlé<ref>{{Chú thích web | url = http://www.brefonline.com/numeroERA_affichearticle.asp?idA=2823 | title = Vincent Labruyère, pianiste de l’instinct| accessdate = 2008-11-27 | last =Labruyère | first = Vincent|publisher =Brefonline | pages =8 }}</ref> và Hyparlo (do Hofidis II, công ty Carrfour có 100% cổ phần, quản lý).<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docs/actualisation_du_doc_de_ref_09122006.pdf | title =Groupe Carrefour: Actualisation du document de référence 2005| work = Autorité des marchés financiers| accessdate = 2008-11-27 | date =2006-12-09 | publisher =Groupe Carrefour | pages =11 }}</ref><ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docs/hyparlo.pdf | title = Le rachat des parts de la famille Arlot| accessdate = 2008-11-27|publisher = Groupe Carrefour}} và [http://www.hyparlo.fr Hyparlo]</ref>
 
=== Châu Âu ===
Không kể Pháp thì 3 thị trường lớn của Carrefour ở châu Âu là Bỉ, Tây Ban Nha và Ý. Tập đoàn cũng có hoạt động kinh doanh ở 7 nước châu Âu khác.
 
Dòng 126:
Carrefour bắt đầu kinh doanh ở Tây Ban Nha từ năm [[1973]]<ref>{{Chú thích báo | tên=Christelle | họ=Magaud |tên bài=Le nouveau temple européen de la distribution | nhà xuất bản= Points de vente| số= 1011| trang=36 | ngày=2007-10-29 | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ= }}</ref> và đến nay đã trở thành tập đoàn phân phối chính ở nước này. Tại Ý, Carrefour đứng thứ hai trong lĩnh vực phân phối lớn, tập đoàn hoạt động dưới các nhãn hiệu đại siêu thị Carrefour, siêu thị [[GS (siêu thị)|GS]] và cửa hàng lân cận [[Diperdi]] (kể từ năm 2001). Tập đoàn cũng sở hữu các nhãn hiệu phân phối lớn [[Docks Market]] và [[Grossiper]] tại Ý.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefouritalia.it/c4itgr/c4portal/0101 | title =Profilo | accessdate = 2008-11-27|publisher = Carrefour Italia}}</ref>
 
Tại Hy Lạp Carrefour được thừa hưởng từ Promodès nhãn hiệu [[Marinopoulos]]. Tại Ba Lan, tính đến năm 2007, Carrefour đã mua lại từ tập đoàn [[Ahold]] toàn bộ 27 đại siêu thị Hypernova và 179 siêu thị Albert<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docs/pologne_240205_fr.pdf | title =Carrefour a finalisé l’acquisition de 12 hypermarchés Hypernova à Ahold | accessdate = 2008-11-27 | date = 2005-02-24| publisher =Groupe Carrefour }}</ref> qua đó trở thành tập đoàn phân phối đứng thứ hai Ba Lan sau [[Tesco]].<ref>{{Chú thích báo | tên=Rayon | họ=Boissons |tên bài=Carrefour se renforce en Pologne | nhà xuất bản=L'Expansion | số= | trang= | ngày=[[tháng một|tháng 1]] năm [[2007]] | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.lexpansion.com/economie/actualite-entreprise/carrefour-se-renforce-en-pologne_117959.html }}</ref> Tại Bồ Đào Nha, Carrefour thừa kế các cửa hiệu của [[Euromarché]] vào năm [[1990]] trước khi mua lại tập đoàn địa phương Espírito Santo Resources để mở chi nhánh Carrefour Portugal kể từ năm [[2001]].<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.pt/carrefour-pt/historia.aspx | title =Histoire du groupe sur le site Carrefour.pt | accessdate = 2008-11-27|publisher = Groupe Carrefour}}</ref> Chi nhánh này tính đến năm 2007 đứng thứ 4 về doanh số ở Bồ Đào Nha, sau các tập đoàn địa phương Modelo-Continente (Carrefour từng nắm một phần cổ phần cho đến năm [[2004]]), Jerónimo Martins và Os Mosqueteiros.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.ubifrance.fr/download/download.asp?cleautonomy=2275477 | title =Source fiche de marché | accessdate = 2008-11-27|publisher =Ubifrance }}</ref> Ngày [[27 tháng 7]] năm [[2007]], Carrefour tuyên bố kế hoạch bán lại Carrefour Portugal cho tập đoàn [[Sonae]] với giá 662 triệu euro, thương vụ này bao gồm 12 đại siêu thị Carrefour và tám trung tâm dịch vụ. Bên cạnh các đại siêu thị, Carrefour còn kinh doanh các siêu thị giá rẻ với nhãn hiệu [[Minipreço]], các siêu thị này không nằm trong thương vụ mua bán kể trên.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.boursorama.com/infos/actualites/detail_actu_societes.phtml?&symbole=1rPCA&news=4446247 | title =Carrefour cède ses activités portugaises à Sonae | accessdate = 2008-11-27|publisher =Boursorama }}</ref> Ngoài các nước đã nêu, Carrefour còn có siêu thị tại Rumani,<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docroot/groupe/C4com/Pieces_jointes/Communiques_financiers/Roumanie%20FR.pdf | title =Communiqué du rachat d'Artima | accessdate = 2008-11-27 | date =2007-10-29 | publisher =Groupe Carrefour }}</ref> Thổ Nhĩ Kỳ, Bulgari<ref>{{Chú thích web | url =http://dah.kiev.ua/content/view/652/100 | title =Bài phỏng vấn chủ tịch chủ tịch Carrefour Thổ Nhĩ Kỳ | accessdate = 2008-11-27|publisher =Kiev.ua }}</ref> và trong tương lai gần là Nga.<ref>{{Chú thích báo | tên=Ivan | họ=Letessier |tên bài=Carrefour lance enfin sa campagne de Russie | nhà xuất bản=[[Le Figaro]] | số= | trang= | ngày= 2008-09-23| ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.lefigaro.fr/societes/2008/09/23/04015-20080923ARTFIG00323-carrefour-lance-enfin-sa-campagne-de-russie-.php }}</ref>
 
=== Nam Mỹ ===
[[HìnhTập tin:Carrefour_brasilia.JPG|nhỏ|phải|200px|Carrefour tại [[Brasília]], [[Brasil]]]]
Tại Nam Mỹ, Carrefour tập trung kinh doanh ở các quốc gia lớn như Brasil, Argentina và Colombia sau khi đã rút khỏi hai quốc gia Mỹ Latinh khác là Mexico và Chile.
 
Siêu thị Carrefour đầu tiên ở Argentina được mở năm [[1982]]. Năm [[2000]], Carrefour hợp tác với tập đoàn địa phương Norte (sở hữu 26 đại siêu thị và 40 siêu thị)<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com.ar/institucional/enargentina.jsp | title =Historique de Carrefour en Argentine | accessdate = 2008-11-27|publisher =Groupe Carrefour }}</ref> để mở một tập đoàn phân phối mới với 51% cổ phần do Carrefour nắm. Tương tự thương vụ với Promodès, các siêu thị mới sẽ giữ nhãn hiệu Norte trong khi các đại siêu thị sẽ mang tên Carrefour. Trước Argentina, Carrefour bắt đầu kinh doanh ở Brasil từ năm [[1975]] và hiện là tập đoàn phân phối đứng đầu quốc gia này với hệ thống 452 cửa hàng trong đó có 130 đại siêu thị Carrefour, 97 siêu thị Carrefour Bairro và 225 siêu thị giá rẻ Dia. Năm [[2007]] Carrefour tiếp tục mở rộng kinh doanh tại Brasil bằng việc mua lại hãng phân phối địa phương Atacadao (chiếm 4% thị phần).<ref>{{Chú thích báo |tên bài=Carrefour se renforce au Brésil | nhà xuất bản=La Tribune | số= | trang= | ngày=2007-11-27 }}</ref> Tại Colombia, Carrefour hợp tác kinh doanh với tập đoàn Bavaria và Sigla (10 %) trước khi mua lại hai đối tác này vào năm [[2003]].<ref>{{Chú thích web | url =http://www.missioneco.org/colombie/documents_new.asp?V=7_PDF_110526 | title =Mission économique | accessdate = 2008-11-27|publisher =Đại sứ quán Pháp tại Colombia }}</ref> Tính đến tháng 1 năm [[2007]], sau khi hai tập đoàn phân phối lớn nhất Colombia là Exito (đối tác của [[Groupe Casino]]) và Carulla-Vivero hợp nhất, Carrefour trở thành tập đoàn phân phối lớn thứ hai quốc gia này với 6,3% thị phần.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.lsa.fr/article/page_article.cfm?nrub=216&idoc=89687&navartrech=5 | title =Casino va s'emparer du leader de la distribution en Colombie | accessdate = 2008-11-27 | date =2007-01-16 | publisher =LSA }}</ref>
 
=== Châu Á ===
[[HìnhTập tin:Carrefour store in Beijing Zhongguancun.JPG|nhỏ|phải|200px|Carrefour tại [[Bắc Kinh]], [[Trung Quốc]].]]
Tại Trung Quốc, tính đến giữa năm 2007 Carrefour đã đưa hơn 100 đại siêu thị vào hoạt động.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.lsa.fr/article/page_article.cfm?idoc=109623&nrub=1230 | title =Cent hypermarchés Carrefour en Chine | accessdate = 2008-11-27 | last = Lecompte| first =Francis | date =2007-07-05 | publisher =LSA }}</ref> Từ tháng 11 năm [[2006]], tập đoàn đã chấm dứt kinh doanh lĩnh vực siêu thị để tập trung vào loại hình đại siêu thị và siêu thị giảm giá (gồm 253 siêu thị mang nhãn hiệu Dia). Với 2 tỷ euro doanh số, Carrefour là tập đoàn phân phối nước ngoài lớn nhất tại Trung Quốc và đứng thứ 5 nếu tính cả các tập đoàn nội địa.<ref>{{Chú thích web | url =http://oldfrench.radio86.com/view_news.php?id=142 | title =Le succès de Carrefour en Chine | accessdate = 2008-11-27|publisher =Radio86 }}</ref> Tại quốc gia này, 40.000 nhân viên Carrefour phục vụ cho khoảng 188 triệu khách hàng Trung Quốc, nhãn hiệu Carrefour được người Trung Quốc biết đến với cái tên "家乐福" ([[Bính âm Hán ngữ|Bính âm]]: ''jiā lè fú'', [[Từ Hán-Việt|Hán Việt]]: ''Gia nhạc phúc'') có nghĩa là "hạnh phúc của gia đình".
 
Tại Indonesia, Carrefour có hệ thống 39 cửa hàng và vào tháng 1 năm [[2008]] tập đoàn đã bỏ 49,3 triệu euro để mua lại 75% cổ phần công ty địa phương Alfa Retailindo giúp Carrefour có thêm 29 cửa hàng mới (13 trong số đó nằm tại [[Jakarta]]) và trở thành công ty kinh doanh phân phối lớn nhất Indonesia<ref>{{Chú thích báo |tên bài=Carrefour se renforce en Indonesie | nhà xuất bản=La Tribune | ngày=2008-01-20 | ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ= http://www.latribune.fr/info/Carrefour-se-renforce-en-Indonesie-~-IDF33BA62A7C4A322CC12573D7002B265F}}</ref>.
Dòng 143:
 
=== Hợp tác kinh doanh ===
[[HìnhTập tin:Carrefour_Minoh_Feb_2006.jpg|nhỏ|phải|200px|Carrefour [[Minoh]] tại [[Nhật Bản]].]]
Bên cạnh hình thức kinh doanh trực tiếp, Carrefour cũng tham gia cộng tác với một số tập đoàn địa phương bằng cách bỏ vốn thay vì quản lý trực tiếp các siêu thị.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/francais/groupecarrefour/franchise.htm | title =Liste des pays franchisés et partenaires | accessdate = 2008-11-27|publisher =Groupe Carrefour }}</ref> Tại Algérie, từ tháng 1 năm [[2005]] Carrefour thông qua đối tác Ardis (chi nhánh tập đoàn Arcofina) lập kế hoạch khai thác thị trường này với việc mở 18 đại siêu thị trong giai đoạn 2005-2012.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.algerie-dz.com/article4550.html | title =Carrefour Algérie ouvrira 18 hypermarchés | accessdate = 2008-11-27|publisher =Quotidien d’Oran }}</ref> Tại Nhật Bản, Carrefour đã nhượng quyền kinh doanh 8 siêu thị cho công ty [[Aeon]] từ tháng 3 năm 2005.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docs/japon100305fr.pdf | title = Société Aeon| accessdate = 2008-11-27|publisher =Groupe Carrefour }}</ref> Ở khu vực Trung Đông, Carrefour tham gia thị trường thông qua việc hợp tác với tập đoàn Majid Al Futtaim Group<ref>{{Chú thích web | url =http://www.majidalfuttaim.com/index.php | title =Trang chủ | accessdate = 2008-11-27|publisher =Majid al futtaim Group}}</ref> để thành lập chuỗi siêu thị MAF Hypermarkets. Có trụ sở ở [[Dubai]], [[Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất]], chuỗi siêu thị tính đến năm [[2007]] đã có 27 đại siêu thị rải rác trên hầu hết các quốc gia Ả Rập. Trong thời gian xảy ra [[Vụ biếm họa Muhammad]] tháng 2 năm [[2006]], Carrefour đã tỏ rõ thái độ ủng hộ thế giới Ả Rập bằng việc thông báo ngừng bán các sản phẩm có xuất xứ từ [[Đan Mạch]].<ref>{{Chú thích báo | tên= | họ= |tên bài=Le boycott atteint quelques groupes européens | nhà xuất bản=La Libre Belgique / AFP | số= | trang= | ngày= 2006-02-08| ngày truy cập=2008-11-27 | url lưu trữ=http://www.uejf.org/uejf_detail.php?sid=&id_art=867&id_type=3 }}</ref> Carrefour cũng tham gia nhượng quyền với quy mô nhỏ tại [[Polynésie thuộc Pháp]],<ref>{{Chú thích web | url = http://www.etudiant-entreprise.pf/UserFiles/pdfTahitijob/GrandeDISTRIBUTION_LW.pdf| title =Groupe Louis Wane - Dossier de présentation | accessdate = 2008-11-27 |date =2006-10-08 | publisher =Etudiant-entreprise }}</ref> [[Cộng hòa Dominica]] và [[Tunisia|Tunisie]].<ref>{{Chú thích web | url = http://www.utic.com.tn/webfr/doc.asp?mcat=3&mrub=55&msrub=75&dev=true| title = Ulysse Hyper Distribution| accessdate = 2008-11-27|publisher =Utic.com.tn }}</ref>.
 
=== Các trường hợp chấm dứt kinh doanh ===
Theo thời gian, cùng với việc mở rộng kinh doanh, Carrefour cũng rút hoạt động khỏi một số quốc gia do hiệu quả thấp hoặc để tập trung vốn cho các thị trường khác. Tại hai thị trường [[Đức]] và [[Hoa Kỳ]], do các tập đoàn địa phương có năng lực cạnh tranh quá lớn và tâm lý ưa dùng hàng nội địa của người dân hai nước này, Carrefour đã phải nhanh chóng chấm dứt hoạt động sau thời gian thử nghiệm không lâu. Tại một số thị trường khác như [[Hồng Kông]], [[Chile]], [[Nhật Bản]], [[Cộng hòa Séc]], [[México|Mexico]] và [[Thụy Sĩ]], do hoạt động thiếu hiệu quả, Carrefour đã chấm dứt hoạt động hoặc nhượng quyền kinh doanh lại cho các tập đoàn phân phối khác.
 
== Kinh doanh ==
Dòng 167:
! style="border: 1px solid #C0C0C0"| Tên !!style="border: 1px solid #C0C0C0"| Vị trí
|-
| [[José Luis Duran]] || Giám đốc điều hành<br />(Président du directoire)
|-bgcolor="#F5F5F5"
| [[Gilles Petit]] || Giám đốc khu vực Pháp<br />(Directeur Général France)
|-
| [[Guy Yraeta]] || Giám đốc khu vực châu Âu ngoài Pháp<br />(Directeur Général Europe-hors France)
|-bgcolor="#F5F5F5"
| [[Thierry Garnier]] || Giám đốc quốc tế ngoài châu Âu<br />(Directeur Général International-hors Europe)
|-
| Javier Campo || Giám đốc DIA quốc tế<br />(Directeur Général de DIA International)
|-bgcolor="#F5F5F5"
| José Maria Folache || Giám đốc thương mại và marketing<br />(Directeur Général Commercial & Marketing)
|-
| Jacques Beauchet || Giám đốc phụ trách nghiên cứu–phát triển, truyền thông, pháp luật, chất lượng và các vấn đề khác<br />(Directeur général DRH, Communication, Juridique, qualité, Responsabilité et Risque et Secrétaire Général)
|}
|-
Dòng 217:
 
=== Đối thủ cạnh tranh ===
[[HìnhTập tin:Walmart exterior.jpg|200px|nhỏ|trái|[[Wal-Mart]], đối thủ chính của Carrefour]]
[[Wal-Mart]], tập đoàn siêu thị Hoa Kỳ đứng đầu thế giới trên lĩnh vực phân phối, luôn là đối thủ cạnh tranh chính của Carrefour. Đây là tập đoàn đã khiến Carrefour phải rút hoạt động khỏi Mỹ và Mexico. Tại châu Âu Wal-Mart xuất hiện ở [[Anh]] thông qua nhãn hiệu [[ASDA]], trước đó tập đoàn này tương tự như Carrefour đã phải rút khỏi thị trường Đức. Các thị trường mới nổi như Brasil và Trung Quốc cũng là khu vực hai tập đoàn đang cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần. Tập đoàn siêu thị số một Vương quốc Anh [[Tesco]] cũng là đối thủ cạnh tranh của Carrefour tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan. Ngay tại Pháp Carrefour cũng vấp phải sự cạnh tranh từ đối thủ lớn [[Auchan]]. Auchan cũng đã phát triển hệ thống siêu thị tại các thị trường tiềm năng của Carrefour như Tây Ban Nha (nhãn hiệu Alcampo), Ý, Trung Quốc và Maroc. Nguyên nhân khiến Carrefour phải rút khỏi Đức là do sự thống trị tại thị trường này của tập đoàn [[Metro AG]]. Metro AG cũng đã có kế hoạch cạnh tranh với tập đoàn Pháp ở những thị trường mới như Đông Âu hay châu Á. Ngoài các đối thủ lớn, ở từng thị trường riêng lẻ Carrefour cũng gặp phải sự cạnh tranh từ những tập đoàn địa phương, ví dụ tại Pháp là các tập đoàn [[Auchan]], [[Groupe Casino|Casino]], [[E.Leclerc]], [[Les Mousquetaires]], [[Système U]] và [[Groupe Louis Delhaize|Cora (Louis Delhaize)]].<ref>{{chú thích web|title=Carrefour : stratégie critiquée ! | publisher=Lalibre.be | author=AFP | url=http://www.lalibre.be/index.php?view=article&art_id=433296| date=2008-07-11|accessdate=2008-12-06}}</ref>
<br clear="all">
Dòng 268:
| colspan="7" style="background: #F5F5F5; font-size: 10px; line-height:12px"| Doanh số tính ngoài thuế. Đơn vị: triệu [[euro]].
|}
[[HìnhTập tin:Evolution of Carrefour share price.PNG|390px|nhỏ|phải|Biểu đồ chứng khoán của Carrefour từ 1989 đến 2007 (tính theo đơn vị euro). Nguồn: fininfo.fr]]
Doanh thu năm [[2007]] của tập đoàn Carrefour là 82,1 tỷ euro ngoài thuế, 45,8% doanh thu đến từ thị trường Pháp, 37,5% đến từ thị trường châu Âu ngoài Pháp, 10% từ Nam Mỹ và 6,7% từ châu Á, trong số này hai thị trường châu Á và Nam Mỹ có doanh thu tăng cao nhất (lần lượt 17,3% và 38% so với năm trước đó). Tính trên loại hình kinh doanh thì 60% doanh thu của Carrefour là từ đại siêu thị, 17,4% từ siêu thị, 9,2% từ siêu thị giá rẻ và 13,4% đến từ các loại hình khác. Tỉ lệ lợi nhuận của tập đoàn năm 2007 là 4% (ít hơn con số 5,7% của đối thủ cạnh tranh Tesco). Tính đến hết năm 2007, tổng số nợ của Carrefour là 7.357 tỷ euro, chiếm 63% vốn sở hữu, cũng có nghĩa là tập đoàn đã cải thiện được đáng kể tình trạng nợ ở đầu thập niên 2000, con số này của năm 2000 là 123%.<ref>{{Chú thích web | url =http://www.carrefour.com/docroot/groupe/C4com/Pieces_jointes/RA/pdf%20RA06%201-62.pdf | title =Rapport annuel Carrefour 2006 | accessdate = 2008-11-27 | publisher =Groupe Carrefour }}</ref>
 
Dòng 300:
* {{fr}} [http://www.carrefour.com/upload/communiqueRA2005Carrefour.pdf Báo cáo năm 2005] của Carrefour
* {{fr}} [http://www.distrijob.fr/enseignes/dictionnaire.asp Thông tin chi tiết về Carrefour] trên trang Distrijob
* {{fr}} [http://www.carrefourbelgium.be/ Trang chính thức] của Carrefour Bỉ <br />
&nbsp;
{{Carrefour}}
Dòng 307:
 
{{Các chủ đề|Kinh tế|Pháp}}
{{Sao chọn lọc}}
 
[[Thể loại:Carrefour| ]]
[[Thể loại:Tập đoàn siêu thị Pháp]]
[[Thể loại:Thành lập 1959]]
[[Thể_loạiThể loại:Bài Pháp chọn lọc]]
{{Sao chọn lọc}}
 
[[ar:كارفور]]