Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Duyệt Thị đường (Hoàng thành Huế)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 25:
 
== Tình trạng ==
Duyệt Thị Đường được tu bổ nhiều lần dưới thời các vua Nguyễn. Năm 1962, khi chính phủ [[Việt Nam Cộng hòa]] cải tạo, sửa chữa Duyệt Thị Đường để làm cơ sở giảng dạy của [[Trường Quốc gia âm nhạc Huế]], các công trình chung quanh bị triệt hạ để xây chỗ ở cho giáo viên và sinh viên, cấu trúc của nhà hát bị thay đổi không còn như cũ. Trải bao năm chiến tranh, thiên tai và cả sự vô ý thức của con người, Duyệt Thị Đường bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ năm 1995 đến năm 2002, nhà hát được trùng tu, phục chế hoàn chỉnh lần cuối, và chính thức đi vào hoạt động thường xuyên từ tháng 3/2003. Phần ghế của quan khách và phần ghế dành cho các quan xưa kia nay được sữasửa chữa lại để phục vụ khách du lịch .
[[Tập tin:Sân khấu chính của Duyệt Thị Đường.JPG|nhỏ|300px|phải|Sân khấu chính của Duyệt Thị Đường]]
Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường được [[trung tâm bảo tàng di tích cố đô Huế]] khôi phục và đưa vào hoạt động phục vụ khách du lịch với thể lại [[nhã nhạc cung đình Huế]] khá thu hút du lịch.
Nhà hát đã sưu tầm và khôi phục 8 trong số 11 điệu múa cổ, 40 bài nhã nhạc và nhiều trích đoạn tuồng cổ, trong đó có nhiều tiết mục được dàn dựng công phu như Trống Thái Bình, Tam luân cửu chuyển (đại nhạc), Phú lục địch, Kim tiền (Tiểu nhạc), Vũ phiến, Lục cúng hoa đăng và các trích đoạn tuồng Kỷ Lan Anh, Ôn Đình chém Tá , Lục cúng hoa đăng, Nữ tướng xuất quân, Lân mẫu xuất Lân nhi... các trích đoạn Tuồng Cung đình tiêu biểu trong vở Sơn Hậu, Tam Nữ Đồ Vương ,.. ,..
Nhà hát cũng đã sáng tạo, dàn dựng hàng chục tác phẩm mới trên chất liệu cổ, phù hợp với thị hiếu người xem, trong đó có vở "''Người khởi nghiệp đàng trong''" được công chúng đánh giá cao.