Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Trình bày lại
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
Sau [[tháng 7]] năm [[1885]], hưởng ứng [[chiếu Cần Vương|dụ Cần Vương]], Tống Duy Tân cùng với [[Đinh Công Tráng]] (người được vua [[Hàm Nghi]] và đại thần [[Tôn Thất Thuyết]] giao trọng trách tổ chức phong trào chống [[thực dân Pháp|Pháp]] ở [[Hà Tĩnh]]) thành lập chiến khu [[Ba Đình]].
 
Năm [[1886]], Tống Duy Tân và [[Cao Điển]]<ref> [[Phạm Văn Sơn]] ghi là Cao Điền.</ref> nhận lệnh của thủ lĩnh Đinh Công Tráng đến Phi Lai ([[Hà Trung]], Thanh Hóa) lập căn cứ, nhằm hỗ trợ cho căn cứ chính là Ba Đình. Ngoài căn cứ Phi Lai trong sự nghiệp chung, Tống Duy Tân còn chuẩn bị lực lượng và căn cứ kháng Pháp ngay tại quê hương mình, đó là vùng thượng nguồn [[sông Mã]] thuộc [[Vĩnh Lộc]], Thanh Hóa.
 
Đầu năm [[1887]], đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội [[phong trào Cần Vương]] ở tỉnh này. Căn cứ [[Ba Đình]] và căn cứ [[Mã Cao]] nối tiếp nhau thất thủ. Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh ([[Đinh Công Tráng]], [[Nguyễn Khế]], [[Hoàng Bật Đạt]]), tự sát ([[Phạm Bành]], [[Hà Văn Mao]], [[Lê Toại]]), hoặc đi tìm phương kế khác ([[Trần Xuân Soạn]]).
Dòng 39:
 
===Bị giết chết===
Sau đó, ông về ẩn náu ở hang Niên Kỷ (nay thuộc xã Thiết Ống, huyện [[Bá Thước]]-[[, tỉnh Thanh Hóa]]), còn Cao Điển cùng một số thuộc hạ quyết chí theo thì đóng trên một ngọn đồi gần bên. Chẳng lâu sau, [[Cao Ngọc Lễ]] (vừa là học trò cũ, vừa là cháu kêu Tống Duy Tân bằng cậu) đi mật báo cho Pháp đến bủa vây và bắt được Tống Duy Tân vào ngày 4 [[tháng 10]] năm 1892 <ref>Phần nhiều các sách sử trong đó có: ''Lịch sử Việt Nam'' [1858-cuối XIX], quyển 3, tập 1, phần 1, tr. 128), ''Đại cương lịch sử Việt Nam'' (tập 2. tr. 78) ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'' (tr. 848) đều ghi theo ý này. Tuy nhiên theo nhà sử học [[Phạm Văn Sơn]] thì vì bị hăm dọa mà vợ của một viên thổ ty (khi trước có chứa chấp nghĩa quân) phải dẫn thiếu úy Hensxhell cùng 20 lính đi bắt sống Tống Duy Tân vào chiều ngày 4 [[tháng 10]] năm [[1892]]. Còn phần Cao Ngọc Lễ làm chỉ điểm, ông chỉ chú thích thêm là có sách chép như vậy ([[Việt sử tân biên]], quyển 5, tập trung, tr. 141).</ref>.
 
CùngTrước khihôm ấyđó một ngày (ngày 3 tháng 10), một toán quân Pháp khác gồm 30 người đi vây bắt Cao Điển. Hai bên đụng độ ác liệt. Nghĩa quân bị bắt 2, chết 6; nhưng Cao Điền đã kịp chạy thoát cùng bốn năm người với hai khẩu [[súng]]...<ref>Cao Điền lẩn tránh ở đất [[Bắc Kỳ|Bắc]] được mấy năm, thì Cao Điển bị bắt tại [[Bắc Giang]] khi đang tìm đến với nghĩa quân [[Yên Thế]] do [[Hoàng Hoa Thám]] làm thủ lĩnh. Hôm ấy là ngày 16 [[tháng giêng]] năm [[1896]]. Số phận của ông về sau không rõ. Phần Cầm Bá Thước vẫn ở lại tiếp tục hoạt động cho đến [[tháng 5]] năm [[1895]] thì bị mới đối phương bắt giết.</ref>
 
Không chiêu hàng được, Tống Duy Tân bị [[thực dân Pháp]] cho xử tử tại [[Thanh Hóa]] ngày 5 [[tháng 10]] ([[âm lịch]]) năm [[Nhâm Thìn]] ([[1892]])<ref>Ngày Tống Duy Tân hy sinh, chép theo ''Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam'', tr. 846.</ref>, lúc 55 tuổi. Đến đây, cuộc khởi nghĩa mà ông cùng đồng đội đã cố công gầy dựng coi như kết thúc.