Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tống Duy Tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 11:
Đầu năm [[1887]], đông đảo quân Pháp kéo đến đàn áp dữ dội [[phong trào Cần Vương]] ở tỉnh này. Căn cứ [[Ba Đình]] và căn cứ [[Mã Cao]] nối tiếp nhau thất thủ. Sau đó, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh ([[Đinh Công Tráng]], [[Nguyễn Khế]], [[Hoàng Bật Đạt]]), tự sát ([[Phạm Bành]], [[Hà Văn Mao]], [[Lê Toại]]), hoặc đi tìm phương kế khác ([[Trần Xuân Soạn]]).
Trước tình thế hiểm nguy, Tống Duy Tân bèn mang quân chạy lên thượng nguồn [[sông Mã]], nơi mà ông đã gầy dựng từ trước, để lập nên một trung tâm kháng chiến mới, đó là Hùng Lĩnh. Các cộng sự cùng theo có [[Cao Điển]], [[Cầm Bá Thước]], [[Hà Văn Nho]],...Tuy nhiên, nghĩa quân Hùng Lĩnh chỉ mở được vài trận tập kích, thì bị thiếu tá Térillon dẫn quân đến vây đánh.
 
Xét thấy lực lượng Hùng Lĩnh vừa gầy dựng bị cô thế và yếu sức hơn, Tống Duy Tân bèn cho nghĩa quân tìm nơi ẩn náu, còn ông thì đi ra [[Bắc Kỳ|Bắc]] rồi [[Trung Quốc]] để gặp gỡ các sĩ phu yêu nước, tìm nguồn hỗ trợ và liên kết với các lực lượng kháng Pháp khác. Theo sử gia [[Phạm Văn Sơn]] thì Tống Duy Tân đã gặp [[Tôn Thất Thuyết]] tại [[Quảng Đông]], và ông đã nghe theo lời vị tướng này trở về [[Thanh Hóa]] để tiếp tục công cuộc kháng Pháp <ref> ''Việt sử tân biên'', sách đã dẫn, tr. 138.</ref>.