Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hiệp ước München”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
KamikazeBot (thảo luận | đóng góp)
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 29:
Nước Cộng hòa [[Tiệp Khắc]] được thành lập sau [[Thế chiến thứ nhất]] từ các hòa ước mà người Đức rất căm ghét. Được tách ra từ Đế quốc [[Habsburg]] cũ, Tiệp Khắc phát triển thành một nước dân chủ và phồn thịnh nhất [[Trung Âu]].
 
Nhưng vì có nhiều dân tộc khác nhau, ngay từ lúc đầu Tiệp Khắc bị giằng co bởi những vấn nạn nội bộ mà suốt 20 năm vẫn chưa thể giải quyết được. Đấy là vấn nạn của những dân tộc thiểu số. Có 1 triệu [[người Hungary]], nửa triệu [[người Ruthenian]], và 3 triệu rưỡirưởi [[người Đức]] ở Sudeten. Các dân tộc này tha thiết với “đất mẹ” của họ, lần lượt là Hungary, [[Nga]] và Đức; tuy rằng người Đức ở [[Sudetenland]]{{fn|1}} chưa bao giờ thuộc về [[Đế chế Đức]] (ngoại trừ trước nữa là một phần của [[Đế chế La Mã Thần thánh]]) nhưng chỉ thuộc về [[Áo]]. Nói chung, các dân tộc này đòi hỏi có thêm quyền tự trị.
 
So với những dân tộc thiểu số ở phương Tây, ngay cả ở Mỹ, những dân tộc thiểu số ở Tiệp Khắc không bị kém cỏi. Họ có quyền dân chủ và tự do cá nhân trọn vẹn – ngay cả quyền được bầu cử – và có thêm ít quyền được lập trường học riêng và duy trì cơ sở văn hóa của riêng họ. Lãnh tụ các dân tộc thiểu số thường là bộ trưởng trong chính phủ trung ương. Tuy nhiên, [[người Séc]] không thể giải quyết những vấn đề của người thiểu số. Họ thường có tư tưởng ái quốc cực đoan và thiếu khôn khéo.