Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Heijō-kyō”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|Heijō-kyō}}
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[ImageTập tin:Suzakumon Heijokyo1.jpg|thumbnhỏ|rightphải|330px|Chu Tước Môn]]
'''Heijō-kyō''' ('''Bình Thành Kinh''') là trung tâm chính trị, [[thủ đô]] của [[Nhật Bản]] vào [[thời kỳ Nara|thời Nara]], vì vậy cũng được gọi là kinh đô [[Nara]]. Heijō-kyō nằm ở vùng phụ cận của hai thành phố [[Thành phố Nara|Nara]] và [[Thành phố Yamatokooriyama|Yamatokooriyama]] thuộc tỉnh [[Nara]] ngày nay, được xây dựng mô phỏng theo kiến trúc kinh đô [[Trường An]] triều [[Nhà Đường|Đường]] và thành [[Lạc Dương]] triều [[Bắc Ngụy]] của [[Trung Quốc]]. Là trạm cuối cùng của “[[con đường tơ lụa]]”, Heijō-kyō sớm trở thành một thành thị quốc tế sầm uất. Vì lẽ đó mà đương thời ở đây không chỉ có người Nhật Bản mà còn có thể bắt gặp nhiều người ngoại quốc từ những nơi xa xôi như [[nhà Đường]] ([[Trung Quốc]]), [[Tân La]] ([[Triều Tiên]]),… cho đến tận những vùng phụ cận Ấn Độ.
 
Dòng 16:
==Cấu trúc thành thị==
===Khái quát===
[[Tập_tin:SodoKinhHeijo.jpg|rightphải|thumbnhỏ|300px|Sơ đồ quy hoạch kinh thành Heijō ]]
'''Kinh thành Heijō''' có dạng hình chữ nhật kéo dài theo hướng Nam Bắc với [[đại lộ Chu Tước]] ở ngay chính giữa tựa như một trục chia toàn bộ vùng kinh thành Heijō thành 2 phần đối xứng là ''Tả kinh'' và ''Hữu kinh''. Xa hơn về phía ''Tả kinh'' là một vùng đất dốc, ở đây người ta thiết lập một vùng gọi là ''Ngoại kinh'', vùng này tương đương với khu trung tâm [[thành phố Nara]] ngày nay. Theo trục Đông Tây, kinh thành chia thành 9 ''đại lộ'' từ ''Đại lộ 1'' đến ''Đại lộ 9''. Theo trục Nam Bắc gồm có [[đại lộ Chu Tước]] chính giữa, bên ''Tả kinh'' có 4 ''đại lộ'' từ ''Nhất phường'' tới ''Tứ phường'', bên ''Hữu kinh'' cũng có 4 ''đại lộ'' từ ''Nhất phường'' tới ''Tứ phường''. Đây là kiểu quy hoạch kinh thành theo chế độ [[Điều phường chế]] (''Jōbōsei'') thường thấy ở kinh đô các nước [[Trung Quốc]], [[Nhật Bản]] và bán đảo [[Triều Tiên]]. Khoảng cách giữa 2 ''đại lộ'' liên tiếp nhau vào khoảng 532 m. Các khu vực được bao bọc bởi các đại lộ gọi là ''phường''. Các ''phường'' được phân hoạch với nhau nhờ hệ thống hào và tường đất lợp ngói. Ngoài ra, bên trong các ''phường'' còn được phân chia bởi 3 con đường theo các hướng Đông Tây và Nam Bắc thành các ''đinh'' (khu phố). Toàn bộ kinh thành, không tính khu ''Bắc Biên Phường'' (các phường ở cực phía Bắc của ''Hữu kinh''), đạt đến kích thước 6.3 km theo hướng Đông Tây và 4.7 km theo hướng Nam Bắc.
 
Dòng 26:
 
===Công trình, kiến trúc===
[[Tập_tin:Suzakumon nara.jpg|thumbnhỏ|240px|Chu Tước Môn - Heijō-kyō (dựng lại)]]
[[Cung điện Heijō]] tọa lạc ở đầu phía Bắc của [[Đại lộ Chu Tước]], ở vị trí này có [[Chu Tước Môn]] (''Suzakumon''). [[Cung Heijō]] ngay từ khi xây dựng xong vẫn nằm ở cùng vị trí ban đầu. ''Chính điện'' – kiến trúc trung tâm của [[cung Heijō]] – bị phá hủy vào năm 740 khi dời đô đến [[Kuni-kyō]], sau đó đã được xây dựng lại ở phía Đông của vị trí cũ. Đầu phía Nam của [[Đại lộ Chu Tước]] là [[La Thành Môn]] (''Rajōmon''), ở rìa phía Nam của ''Đại lộ thứ 9'' là ''La Thành'' bao bọc toàn bộ kinh thành. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ''La Thành'' chỉ tiếp xúc với [[La Thành Môn]] ở một quãng nhỏ.
]