Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Sóc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
JAnDbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: sah, srn Thay: az, sv
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: sửa lỗi chính tả
Dòng 50:
[[Hình:Xerus rutilus.jpg|nhỏ|phải|[[Sóc đất không sọc]] (''Xerus rutilus'') của tông [[Xerini]].]]
[[Hình:Marmot in France.jpg|nhỏ|trái|[[Macmot Alps]] (''Marmota marmota'') của tông [[Marmotini]].]]
Các loài sóc còn sinh tồn được chia ra thành 5 [[phân họ]], với khoảng 50 [[chi (sinh học)|chi]] và gần 280 [[loài]]. Mặc dù hóa thạch sóc cổ nhất đã biết, ''[[Douglassciurus]]'', có niên đại vào thời kỳ [[tầng Priabona]] (Hậu [[thế Eocen|Eocen]], vào khoảng 37,5 - 35 [[triệu năm trước|Ma]]), nhưng động vật này dường như là sóc cây gần hiện đại, cho dù với hộp sọ nguyên thủy, và trên thực tế nó thường được đặt trong phân họ [[Sciurinae]]. Vì thế, dòng dõi sóc có thể có nguồn gốc từ thời gian sớm hơn thế.<ref name = tolweb> Steppan Scott J. & Hamm Shawn M. (2006): Dự án Web cây sự sống - [http://tolweb.org/Sciuridae/16456/2006.05.13 Sciuridae (Sóc)]. Phiên bản ngày 13-5-2006. Tra cứu ngày 10-12-2007.</ref>
 
Chủ yếu từ cuối thế Eocen cho tới [[thế Miocen]], có nhiều dạng sóc mà không thể đưa vào bất kỳ nhánh còn sinh tồn nào với sự chắc chắn cao. Ít nhất là một số trong số này có lẽ là hậu duệ của nhóm [[cơ sở (tiến hóa)|cơ sở]] cổ nhất của họ Sciuridae – nhóm "sóc nguyên thủy" mà người ta có thể dùng để gọi chúng do chúng thiếu toàn bộ các đặc trưng hình thái của sóc còn sinh tồn -, trước khi những loài này [[tiến hóa]] thành các phân họ ngày nay. Sự phân bố và đa dạng của các dạng tổ tiên và cổ đại như thế gợi ý rằng sóc như là một nhóm động vật có thể có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.<ref name = tolweb />