Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người Khương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 14:
===Sơ kỳ===
Trong các thư tịch Trung Hoa cổ đại, các cụm từ như ''người Khương, Tây Khương, rợ Khương'' thường được sử dụng như là thuật ngữ chung để chỉ các sắc tộc không phải người [[Hoa Hạ]] tại miền tây Trung Quốc ngày nay<ref name=Qiang />. Các dân tộc này thường xuyên gây chiến với các cư dân trong lưu vực sông [[Hoàng Hà]]. Phải cho đến thời [[Tần Mục công]] khi nước [[Tần (nước)|Tần]] nổi lên thì sự bành trướng lãnh thổ của người Khương mới bị ngăn chặn có hiệu quả.
 
Vào thời [[Tam quốc]] người Khương cũng đã nổi lên như một thế lực biên cương hùng hậu và gây áp lực cho [[nhà Hán]], họ thường liên kết với các thế lực quân phiệt cát cứ ở phía Tây Bắc để tạo thêm thế lực. Đặc biệt, họ đã từng hưởng ứng và tham chiến trong hàng ngũ thuộc lực lượng quân sự của [[Mã Siêu]] trong các [[trận Đồng Quan]] và [[trận Kí Thành]] để chống lại triều đình.
 
Một thủ lĩnh của người Khương là [[Diêu Trường]] sau này lập ra vương quốc [[Hậu Tần]] (384-417) trong thời kỳ [[Thập lục quốc]] tại Trung Quốc. Nhưng một điều cần lưu ý là người Khương không phải một dân tộc riêng biệt cho tới khoảng 20-30 năm trước đây<ref name=Qiang />. Thuật ngữ "Khương" (羌, chữ Hán gợi ý đó là những người chăn cừu) được sử dụng trong các thư tịch cổ Trung Hoa để nói chung tới các sắc tộc du mục khác nhau sinh sống tại miền tây và không có liên quan trực tiếp gì tới người Khương ngày nay. Chỉ trong vài thập niên gần đây thì các sắc tộc này mới tự nhận chính mình là người Khương<ref name=Qiang />.