Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu di tích Đền Gia Loan – Chùa Biện Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{đang viết}}
'''Khu di tích đền Gia Loan - chùa Biện Sơn''' là quần thể di tích lịch sử văn hóa gắn liền với lễ hội sông Loan - núi Biện được tổ chức đầu xuân hàng năm nằm trên địa bàn thị trấn Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Đền Gia Loan nhìn xuống dòng sông Loan, là nơi phụng thờ [[12 sứ quân|sứ quân]] Nguyễn Khoan, vị tướng đã có công chiếm đóng và cai quản tại địa phương cuối thời hậu Ngô loạn lạc. Chùa Biện Sơn tọa lạc trên núi Biện, nằm cách Đền Gia Loan khoảng 300m200m về phía Bắc. Đây là công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc với nhiều pho tượng Phật cổ, có tòa bảo tháp bằng đồng nguyên chất lớn nhất nướcViệt Nam và lưu giữ nhiều xá lợi. Trong chùa có nhiều công trình kiến trúc có giá trị, mang đậm nét truyền thống kết hợp với hiện đại tạo thành hệ thống “thánh đường Phật giáo” khang trang và tôn nghiêm. Chùa được xếp hạng di tích Quốc gia năm 1996.<ref>[http://vinhphuc.vnpt.vn/detail/le-hoi-den-gia-loan--chua-bien-son/41144/l1 Lễ hội Đền Gia Loan – chùa Biện Sơn]</ref>
 
==Đền Gia Loan==
Đền Gia Loan thờ tướng [[Nguyễn Khoan|Nguyễn Khắc Khoan]] là một nhân vật lịch sử thuộc thế kỷ thứ X. Ông còn có tên tự xưng là Quảng Trí Quân, Nguyễn Thái Bình khi nổi lên làm tướng thời [[loạn 12 sứ quân]].
 
Đền Gia Loan nằm trên một gò đất cao, nhỏ vừa khuôn viên của đền, tách biệt hẳn với nơi cư dân đông đúc, nằm trên con đường liên xã từ thị trấn Yên Lạc đi Nguyệt Đức, cách di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu 300m. Đền trông về hướng Nam, phía con sông Gia Loan xưa. Nhà sử học Phan Huy Chú đã liệt di tích núi Nguyễn Gia (nơi có Gia Loan từ) vào hàng cổ tích của vùng Tam Đái. Qua dáng dấp và kiểu cấu trúc của ngôi đền cho thấy di tích đã được tu sửa lại nhiều. Hiện nay, Đền Gia Loan còn lưu giữ được nhiều di vật đa dạng, phong phú. Đó là các bức phù điêu bằng gỗ. Phù điêu trạm nổi tượng Nguyễn Khắc Khoan. Tượng ngồi trên ngai với hình dáng sống động, cầu kỳ sơn son thếp vàng lộng lẫy, uy nghi. Khuôn mặt phương phi, nghiêm nghị, tai to, mắt xếch nhìn thẳng, mồm mím lại, tay phải cầm thẻ bài để ngửa trên đùi, tay trái úp lên đùi, chân đi hài cong. Tượng mặc áo long cổn đai trễ chạm chữ thọ. Các nghệ nhân dân gian xưa đã chạm nổi thêm một đôi rồng chầu với các hình ảnh mây cụm 2 bên thân tượng tạo thành những ánh hào quang tỏa ra thật rực rỡ, uy nghi. Rồng thân mảnh mai được chạm rõ từng nét vảy cuốn lượn từ trên xuống, đầu uốn cong, ngẩng cao cùng chầu vào 2 bên phần ngực tượng, đầu rồng hơi to, quá khổ so với thân, mũi lồi, mồm há dữ tợn, bờm tóc vuốt ngược, chân rồng 4 móng dang rộng như đang đạp trên mây cụm.<ref>[http://vinhphuctv.vn/tin-bai/danh-lam/den-gia-loan/59-817-215798 Vĩnh Phúc: Đền Gia Loan]</ref>
 
Phù điêu chạm nổi tượng hai bộ tướng. Hai bức phù điêu này đặt trên ban thờ ở hai bên phía ngoài cùng hậu cung, có cùng kích thước cao 0,6m, ngang 0,3m. Đồ gỗ còn một số bàn thờ, nghi môn, đại tự và đôi câu đối treo ở hậu cung đền, ở hai bên ban thờ:
:Nguyễn Gia Loan chi gian thập nhị xứ quân kỳ nhất
:Ngô Vương kỷ nhi hậu, thiên bách dư niên vu kim
 
Tạm dịch: Thời Nguyễn Gia Loan, 12 xứ quân ông giỏi nhất/Sau kỷ Ngô vương nghìn năm lẻ đến nay
 
Đền Gia Loan còn lưu giữ 5 đạo sắc phong:
:Cảnh Hưng tam niên, thập nhất nguyệt, nhị thập nhị nhật (Cảnh Hưng năm thứ 3, tháng 11 ngày 22, tức ngày 22/11/1742).
:Phong sắc Đương cảnh Thành Hoàng Quảng Trí Đại Vương, Nhẹ Nhời tướng quân đại vương; Ôn Nhời tướng quân đại vương, Ả Nữ Nương Đề Công chúa; A công Hoàng Nương công chúa”.
:Lê Chiêu Thống nguyên niên, Tam nguyệt, nhị thập nhị nhật (Lê Chiêu Thống ngày 22/3/1787).
:Tự Đức tam niên, thập nhị nguyệt, sơ lục nhật (Tự Đức năm thứ 10, ngày 6/12/1857).
:Duy Tân tam niên, bát nguyệt, thập nhất nhật (Duy Tân năm thứ 3 ngày 11/8/1909).
 
 
==Chùa Biện Sơn==
 
==Lễ hội sông Loan núi Biện==
Các phong tục lễ hội xưa liên quan đến di tích đền Gia Loan:
*Ngày 8 tháng giêng, ngày sinh của ông, lễ dùng: ngày bắt cá sống tiến dâng (tiệc Đả Ngư).
*Ngày 10/4 âm lịch, ngày hoá của ông lễ dùng: trâu, bò.
*Ngày 10/5 âm lịch ngày hóa của 2 bà vợ lễ dùng: lợn, gà, xôi, rượu.
*Ngày 22/11 âm lịch ngày phong sắc, lễ dùng trâu, bò, ca hát 1 đêm.
 
Ngày nay đến Gia Loan là nơi nhân dân địa phương dùng làm nơi sinh hoạt tâm linh, tế lễ vào các ngày sinh, ngày hoá, ngày tết Trung thu để ghi nhớ công lao của vị nhân thần có công với nhân dân trong vùng, là nơi vãn cảnh của du khách thập phương.
 
 
[[Thể loại:Di tích quốc gia]]