Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ai Cập cổ đại”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Nghệ thuật: replaced: bồ hóng → bồ hóng using AWB
n replaced: chôn cất → chôn cất (9) using AWB
Dòng 50:
===Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2181-1991 TCN)===
{{Chính|Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Nhất của Ai Cập}}
Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời [[Cổ Vương quốc Ai Cập|Cổ Vương quốc]], chính quyền không còn có thể hỗ trợ hay giữ được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy ​​mô nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề khó khăn, các quan chức địa phương, do không cống nạp cho các pharaon, sử dụng sự độc lập mới có được để thiết lập một nền văn hóa phát triển mạnh ở các tỉnh. Một khi kiểm soát các nguồn tài nguyên của riêng mình, các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế, một thực tế chứng minh bằng sự [[chôn cất]] lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã hội<ref>Shaw (2002) p. 120</ref>
 
Không bị ràng buộc bởi lòng trung thành của họ với pharaon, các nhà cầm quyền địa phương đã bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát lãnh thổ và quyền lực chính trị. Khoảng năm 2160 trước Công nguyên, các vị vua ở [[Herakleopolis]] đã kiểm soát [[Hạ Ai Cập]], trong khi một gia tộc đối thủ có căn cứ tại Thebes, gia tộc Intef, nắm quyền kiểm soát vùng [[Thượng Ai Cập]]. Vì nhà Intef mạnh hơn và bắt đầu mở rộng sự kiểm soát của họ về phía bắc, một cuộc đụng độ giữa hai triều đại đối thủ đã không thể tránh khỏi. Khoảng năm 2055 trước Công nguyên, phe Thebes dưới quyền Nebhepetre [[Mentuhotep II]] cuối cùng đã đánh bại các vị vua Herakleopolis, thống nhất hai vùng đất và mở ra một thời kỳ phục hưng kinh tế và văn hóa được gọi là thời Trung Vương quốc.<ref>Clayton (1994) p. 29</ref>
Dòng 224:
Ngôi nhà của tầng lớp thượng lưu cũng như của những người dân thường Ai Cập đều được xây dựng từ các vật liệu dễ hỏng như gạch bùn và gỗ. Người nông dân sống trong những ngôi nhà đơn giản, trong khi nơi ở của tầng lớp thượng lưu lại là những cấu trúc phức tạp hơn. Một vài tòa nhà từ thời Tân Vương quốc còn sót lại như ở [[Malkata]] và [[Amarna]], cho thấy các bức tường và sàn nhà được trang trí bằng những bức vẽ về người, chim, bể nước, các vị thần và những phác họa hình học.<ref>Badawy (1968) p. 50</ref> Những kiến trúc quan trọng như đền thờ và lăng mộ đã được dự định sẽ trường tồn thế nên chúng được xây bằng đá thay vì gạch.
 
[[Những ngôi đền Ai Cập cổ đại]] lâu đời nhất còn được bảo tồn tới ngày nay là ở [[Giza]], chúng chỉ bao gồm duy nhất một đại sảnh bao quanh cùng phần mái được đỡ bởi các cây cột. Vào thời Tân Vương quốc, các kiến trúc sư đã xây dựng thêm tháp môn, khoảng sân ngoài, và một khu vực hành lang bao quanh với nhiều cây cột phía trước khu vực thánh đường của ngôi đền, một phong cách tiêu chuẩn điển hình cho đến giai đoạn Hy Lạp-La Mã.<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/temple/typestime.html|title=Types of temples in ancient Egypt|accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080319233620/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/temple/typestime.html| archivedate= ngày 19 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref> Những kiến trúc mai táng sớm nhất và phổ biến nhất vào thời Cổ Vương quốc là [[mastaba]], đó là một cấu trúc mái bằng hình chữ nhật xây bằng gạch bùn hoặc đá phía trên một căn phòng [[chôn cất]] dưới lòng đất. [[Kim tự tháp bậc thang]] của [[Djoser]] là cấu trúc bao gồm một loạt các mastaba đá xếp chồng lên nhau. Các kim tự tháp được xây dựng vào thời Cổ và Trung Vương quốc, nhưng sau đó chúng dần bị các vị vua từ bỏ và họ tập trung vào xây dựng những ngôi mộ được đào sâu vào núi vốn ít bị chú ý hơn.<ref>Dodson (1991) p. 23</ref> Chỉ có [[Vương triều thứ Hai mươi lăm của Ai Cập|triều đại thứ 25]] là một ngoại lệ, bởi vì các vị pharaon của triều đại này lại xây dựng các kim tự tháp.<ref name="Mokhtar1990" /><ref name="Emberling2011" /><ref name="Silverman1997" />
 
{{clear}}
Dòng 253:
Người Ai Cập cổ đại đã duy trì một tập hợp phức tạp các phong tục mai táng mà họ tin là cần thiết để đảm bảo sự bất tử sau khi qua đời. Những phong tục này liên quan đến việc bảo vệ cơ thể bằng cách [[ướp xác]], thực hiện các nghi lễ chôn cất, và an táng cùng với đồ vật mà người chết sẽ sử dụng trong thế giới bên kia.<ref name="James122" /> Trước thời Cổ Vương quốc, thi hài người chết được chôn cất dưới các hố được đào trong sa mạc và nó được bảo quản khô một cách tự nhiên. Sự khô cằn của sa mạc là một điều kiện thuận lợi giúp cho việc chôn cất của những người dân nghèo trong suốt lịch sử của Ai Cập cổ đại, vì họ không có khả năng chi trả cho quá trình chôn cất công phu vốn dành cho tầng lớp thượng lưu. Những người Ai Cập giàu có đã bắt đầu chôn cất người chết trong những ngôi mộ bằng đá và sử dụng quá trình ướp xác nhân tạo, mà trong đó họ loại bỏ các cơ quan [[nội tạng]], quấn toàn bộ cơ thể người chết bằng vải lanh, rồi chôn cất trong một quan tài bằng đá hình chữ nhật hoặc quan tài bằng gỗ. Bắt đầu từ [[Vương triều thứ Tư của Ai Cập|triều đại thứ tư]], một số bộ phận đã được bảo quản một cách riêng biệt trong các [[lọ đựng nội tạng]].<ref>{{chú thích web|url= http://www.ucl.ac.uk/museums-static/digitalegypt//mummy/ok.html |title=Mummies and Mummification: Old Kingdom|accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London}}</ref> Vào thời kỳ Tân Vương quốc, người Ai Cập cổ đại đã hoàn thiện nghệ thuật ướp xác của họ; kỹ thuật tốt nhất mất tới 70 ngày để loại bỏ các cơ quan nội tạng, loại bỏ não thông qua mũi, và làm khô thi hài bằng một hỗn hợp muối gọi là natron. Thi hài sau đó được bọc trong vải lanh cùng với những tấm bùa hộ mệnh bảo vệ chèn vào giữa các lớp vải và được đặt trong một quan tài hình người được trang trí cầu kỳ. Nghệ thuật ướp xác dần trở nên suy tàn dưới thời Ptolemy và La Mã, trong khi lại nhấn mạnh hơn đến hình dáng bên ngoài được trang trí của xác ướp.<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/mummy/late.html|title=Mummies and Mummification: Late Period, Ptolemaic, Roman and Christian Period |accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008 |publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080330041612/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/mummy/late.html| archivedate= ngày 30 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref>
 
Trong khi người Ai Cập giàu có được [[chôn cất]] với một số lượng lớn các vật dụng xa xỉ, thì trong tất cả các ngôi mộ bất kể địa vị xã hội, luôn có những đồ đạc dành cho người chết. Bắt đầu từ thời Tân Vương quốc, [[sách của người chết]] luôn có đi kèm trong các ngôi mộ, cùng với những bức tượng shabti mà được tin là để lao động thay cho chủ nhân của chúng ở thế giới bên kia.<ref>{{chú thích web|url=http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/burialcustoms/shabtis.html|title=Shabtis|accessdate=ngày 9 tháng 3 năm 2008|publisher=Digital Egypt for Universities, University College London| archiveurl= https://web.archive.org/web/20080324044813/http://www.digitalegypt.ucl.ac.uk/burialcustoms/shabtis.html| archivedate= ngày 24 tháng 3 năm 2008 <!--DASHBot-->| deadurl= no}}</ref> Sau khi an táng, những người thân còn sống cũng thỉnh thoảng mang thức ăn đến các ngôi mộ và nguyện cầu thay mặt cho người đã khuất.<ref>James (2005) p. 124</ref>
 
==Quân sự==