Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Traianus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Vinh danh: chính tả, replaced: thưở → thuở
n replaced: chôn cất → chôn cất (2) using AWB
Dòng 30:
'''Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus''' hay còn gọi là '''Trajan''' ([[18 tháng 9]] năm [[53]] – [[9 tháng 8]] năm [[117]]), là vị [[Hoàng đế La Mã|Hoàng đế]] của [[Đế quốc La Mã]], trị vì từ năm [[98]] tới khi qua đời năm 117. Sinh ra trong một gia đình không có nguồn gốc quý tộc<ref>Justian Bennett, Trajan: Optimus Princeps, 2nd Edition, Routledge 2000, 12.</ref> tại tỉnh [[Hispania Baetica]] (nay là [[Tây Ban Nha]]), ông được giáo dưỡng như một người lính và có tài điều binh khiển tướng.<ref>[[Edward Gibbon]], ''The history of the decline and fall of the Roman Empire'', Tập 1, trang 6</ref> Traianus làm võ quan (cũng giống như cha ông năm xưa<ref name="WildfeuerGiớithiệu"/>) dưới triều Hoàng đế [[Domitianus (Hoàng đế)|Domitianus]], phục vụ trong [[Quân đội La Mã]] dọc theo biên giới với người [[German]], và đánh dẹp cuộc nổi dậy của [[Lucius Antonius Saturninus|Antonius Saturninus]] vào năm [[89]]. Vào ngày [[18 tháng 9]] năm [[96]], sau khi Domiatianus chết, [[Nerva|Marcus Cocceius Nerva]], một Nghị sĩ già nua và không có con nối dõi lên làm Hoàng đế, nhưng không được lòng ba quân. Chỉ sau một năm cầm quyền đầy biến loạn, lực lượng [[Vệ binh Pháp quan]] (tức ''Praetorian Guard'') uy hiếp, buộc Nerva phải nhận Traianus làm con nuôi và làm người kế vị. Sau hai năm trị quốc,<ref name="WildfeuerGiớithiệu"/> Hoàng đế Nerva mất ngày [[27 tháng 1]] năm [[98]] và Traianus lên kế vị một cách yên ổn. Ông là vị Hoàng đế được lòng dân và [[đồng tính luyến ái]].<ref name="CassiusDio373">Cassius Dio Cocceianus, ''Dio's Roman history'', trang 373</ref>
 
Trên cương vị người quản lý dân sự, Hoàng đế Traianus được ghi nhớ bởi những chương trình xây dựng quy mô, làm biến đổi hẳn kinh thành [[Roma|La Mã]] và để lại những công trình lưu truyền hậu thế như Cột trụ Traianus, Chợ Traianus và Quảng trường Traianus. Tuy nhiên, ông là một vị Hoàng đế có một bành trướng đất nước<ref name="DavidCosonBiaTruoc">David Corson, ''Trajan and Plotina'', Bìa trước</ref> và gặt hái được những chiến thắng rực rỡ nhất. Vào năm [[101]], ông thân chinh điều động binh mã phạt Vương quốc [[Dacia]] để chống nhau với vua [[Decebalus]], đánh tan nát quân Dacia trong trận đánh khốc liệt taị [[Trận Tapae lần thứ hai|Tapae]] lần thứ hai vào năm [[102]], và hoàn toàn chinh phục nước Dacia vào năm [[106]]. Vào năm [[107]], Traianus thân hành kéo đại binh tiến xa hơn về phía Đông và đánh chiếm nước [[Nabatea]], thành lập tỉnh [[Arabia Petraea]] dù rằng nó chẳng tồn tại được bao lâu. Sau đó ông trị quốc tương đối thái bình thịnh trị, và rồi ông lại rời khỏi kinh đô La Mã mà khởi binh lần cuối cùng vào năm [[113]] để chinh phạt Đế quốc [[Người Parthia|Parthia]], tiến tới tận thành phố [[Susa]] vào năm [[116]], bành trướng Đế quốc La Mã tới cực điểm. Ông là vị Hoàng đế La Mã duy nhất sánh ngang với [[Alexandros Đại đế|Alexandros Đại Đế]] trong việc hành binh tới [[vịnh Ba Tư]].<ref name="Crompton106"/> Trong chiến dịch này, ông lâm bệnh, rồi tới cuối năm [[117]], trên chuyến hải hành trở về La Mã, bệnh của ông phát nặng và Hoàng đế Traianus mất ngày [[9 tháng 8]] tại thành phố [[Selinus]]. Ông được Viện Nguyên lão La Mã tôn xưng là một vị thần, tro cốt được [[chôn cất]] tại [[Lăng Augustus]]. Ông được kế vị bởi người cháu họ là Hoàng đế [[Hadrianus]] - người có tư tưởng đối lập với chính sách bành trướng liên miên của ông.<ref name="WIllDurant413"/>
 
Những vùng đất ngày nay là [[Iraq]], [[Iran]], [[Ả Rập]] và cả miền Nam nước [[Nga]] đều đã nằm dưới vó ngựa của vị Hoàng đế kiệt xuất Traianus và những chiến binh tinh nhuệ của ông.<ref name="DavidCosonBiaTruoc"/> Với tư cách là một bậc đại anh quân vô cùng mạnh mẽ,<ref name="Crompton106"/> tên tuổi của ông được lưu truyền trong lịch sử, mỗi hoàng đế sau ông được tôn xưng bởi Nghị viện bằng câu ''felicior Augusto, melior Traiano'', nghĩa là "mong Hoàng thượng được may mắn hơn Augustus và tài giỏi hơn Traianus". Khác với nhiều vua chúa vốn được ca ngợi trong lịch sử nhân loại, tên tuổi và uy tín của ông không hề bị suy giảm trong suốt hơn 19 thế kỷ. Trong số những nhà thần học Thiên chúa giáo thời [[Trung Cổ]], ông được coi là một người [[Thuyết đa thần|Đa thần giáo]] có đức hạnh, trong khi nhà sử học nước [[Anh]] thứ thế kỷ 18 là [[Edward Gibbon]] truyền bá khái niệm [[Ngũ hiền đế]], Hoàng đế Traianus là một trong số đó.<ref>{{chú thích sách|title=Idiots guide to the Roman Empire.|last=Nelson|first=Eric|year=2002|publisher=Alpha Books|isbn= 0-02-864151-5|pages=207–209}}</ref> Cũng trong thế kỷ thứ 18, các danh sĩ thường lấy hình ảnh đáng kính của Traianus để tôn vinh các bậc anh quân của [[thời kỳ Khai sáng|trào lưu Khai sáng]].<ref name="ReferenceA">Derek Edward Dawson Beales, ''Enlightenment and reform in 18th-century Europe'', trang 75</ref><ref>[[Nancy Mitford]], ''Voltaire in love'', trang 101</ref> Thời nay, danh thơm hiển hách của ông vẫn không hề mờ phai.<ref>Julian Bennett, [http://books.google.com.vn/books?id=qk_tofvS8EsC&dq=trajan%22&source=gbs_navlinks_s ''Trajan: optimus princeps: a life and times'']</ref>
Dòng 73:
Tới lúc đó, sức khỏe của Hoàng đế Traianus bắt đầu suy sụp. Thành lũy của thành phố [[Hatra]], nằm trên bờ sông [[Tigris]] ở phía sau ông, tiếp tục kháng cự lại các đợt công kích liên tục của quân La Mã. Thành Hatra có vị trí địa lý quan trọng vì thế binh tướng của ông luôn phải cướp phá pháo đài này.<ref name="JulianBennet203">Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang 203</ref> Đích thân ông có mặt trong cuộc vây hãm, và có lẽ bị cảm nắng trong cái nắng gay gắt. Giống như [[Marcus Antonius]] khi xưa, ông nhanh chóng tung hoành Á châu nhưng quên củng cố những gì ông chiếm lĩnh được. Lúc đến [[Antioch]], ông hay tin tên phế đế Parthia là Osroes I đang kéo quân về để đoạt lại ngôi báu. Song, dân chúng toàn bộ các tỉnh mà ông chinh phạt đều phất cờ bạo động: người [[Do Thái]] tại Ai Cập, Lưỡng Hà và Cyrene, không những thế, phong trào nổi loạn này còn lan sang [[Libya]], [[Mauretania]] và [[Anh]]. Không những thế, chính do thật quá ư là năng động tại phương Tây cũng như tại phương Đông nóng nực, vị Hoàng đế lâm trọng bệnh và phải rút đại binh về kinh thành La Mã.<ref name="WIllDurant413"/> Traianus chỉ đơn giản coi đó là một bước lùi tạm thời, nhưng số phận quyết định là ông sẽ không bao giờ còn được nắm quyền chỉ huy quân đội nữa. Các quân đoàn phương đông của ông được chuyển cho vị pháp quan cao cấp và là tổng trấn Judaea là [[Brinius Carnix Maximus]] - người đã chỉ huy một tập đoàn quân La Mã đánh tan tác bọn phản loạn và lấy lại được Nisibis và [[Edessa, Lưỡng Hà|Edessa]].<ref name="Bennett, Trajan, 200"/> Đại giáo đường Do Thái tại thành [[Alexandria]] cũng bị Quân đội của Traianus đốt rụi.<ref>[[Nathan Ausubel]], ''Book of Jewish Knowledge'', trang 435</ref> Hoàng đế còn chỉ định Quietus làm quan Tổng tài trong năm sau&nbsp;— khi ông bị tân Hoàng đế Hadrianus hành quyết, vì ông luôn ủng hộ chính sách bành trướng của Traianus.<ref name="JulianBennet203"/> Lại nói, khi hay tin Hoàng đế Traianus chiến thắng trở về Nghị viện La Mã đã chuẩn bị tiến hành lễ khải hoàn lớn nhất trong lịch sử La Mã kể từ thời Hoàng đế [[Augustus]].<ref name="WIllDurant413"/>
 
Cuối năm 116, Traianus ngày càng yếu, ông xuống thuyền đi về Ý. Sức khỏe của ông sa sút suốt mùa xuân và hè năm [[117]], và tới khi ông đến được Selinus ở [[Cilicia]], về sau gọi là Trajanopolis, ông mất đột ngột vì bị phù vào ngày 9 tháng 8. Ông trị nước được 19 năm và hưởng thọ 64 tuổi.<ref name="WIllDurant413">Will Durant, ''Caesar and Christ: A History of Roman Civilization and of Christianity from Their Beginnings to A.D. 325'', trang 413</ref> Người ta kể rằng ông đã chọn [[Hadrianus]] làm con nuôi để Hadrianus được nối dõi Vương triều, và sau khi hay tin ông về cõi vĩnh hằng thì đạo quân La Mã ở phương Đông đã tấn phong Hadrianus lên làm tân Hoàng đế. Điều này thể hiện sự tôn trọng của ông đối với quy định quân chủ truyền hiền mà tiên đế Nerva ban bố. Tuy nhiên, có tin đồn cho rằng Hoàng hậu [[Pompeia Plotina]] đã che giấu tin Traianus băng hà và cho người Vệ binh Pháp quan là Attianus đóng giả làm Traianus, với giọng nói nghe giống ông. Điều này giúp bà được làm vợ của Hadrianus và được công bố Hadrianus làm Hoàng đế kế tục trước khi thông báo về sự ra đi vĩnh viễn của tiên đế Traianus. Theo Cassius Dio, sở dĩ có chuyện ấy là do Traianus không có con đồng thời lúc ông phải lăn xả ngoài xa trường thì Hoàng hậu yêu Hadrianus.<ref>Will Durant, ''Caesar and Christ: A History of Roman Civilization and of Christianity from Their Beginnings to A.D. 325'', trang 414</ref> Tuy nhiên, những cáo buộc này có lẽ là do sự thù địch của truyền thống chép sử của Nghị viện La Mã đối với Hadrianus. Sự tín nhiệm của ông đối với Hadrianus đã thể hiện qua việc ông phong Hadrianus làm chỉ huy của đạo quân Syria khi Hoàng đế ca khúc khải hoàn quay về kinh đô La Mã vào năm 117.<ref>Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang 206</ref> Khi Hoàng hậu Plotina cùng các cận thần mang thi hài của Traianus tới Seleuci, miền [[Pieria]], Hoàng đế Hadrianus nhìn lại tiên đế lần cuối và cho người khám nghiệm tử thi ông. Tro của ông được bỏ vào một cái bình vàng và [[chôn cất]] dưới cây Cột trụ Traianus, là đài tưởng niệm những chiến công hiển hách của ông. Viện Nguyên lão còn tổ chức lễ khải hoàn cùng với nhiều trò chơi lớn, để ăn mừng chiến thắng của Hoàng đế Traianus trước quân Parthia, như họ đã hứa với ông ít lâu trước khi ông về cõi vĩnh hằng.<ref name="JulianBennett217"/>
 
Hoàng đế Hadrianus khi ấy có đề nghị rằng vị ''Optimus Imperator'' (Hoàng đế kiệt xuất hơn cả), do thật quá ư là được lòng dân khi còn sinh thời, không thể chết đi mà phải sống mãi trong lòng toàn dân. Vì lẽ đó, cũng trong năm 117, Viện Nguyên lão tôn Traianus lên hàng thần linh.<ref name="JulianBennett217">Julian Bennett, ''Trajan: optimus princeps: a life and times'', trang 217</ref> Ngay sau khi lên nối ngôi Hoàng đế, Hadrianus trả lại vùng Lưỡng Hà cho người Parthia. Tuy nhiên, tất cả các vùng đất khác mà Trajan đã chinh phục đều được giữ lại.