Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Thành Tổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n replaced: chôn cất → chôn cất (3) using AWB
Dòng 94:
Chu Đệ sau đó đã thay đổi chiến lược quân sự. Điều đầu tiên, ông đặt trọng tâm quân đội vào kỵ binh Mông Cổ. Trong khoảng thời gian 20 năm nắm quyền tại miền Bắc Trung Quốc, có nhiều bộ lạc Mông Cổ đã đầu hàng và hết lòng trung thành với ông. Thời gian đầu cuộc chiến nhờ lực lượng này đã giúp ông sống sót các cuộc tấn công của triều đình. Nhưng lực lượng tinh nhuệ này không thể chịu được sự tấn công của kỵ binh hoàng gia. Điều thứ hai, trái với quân của Chu Đệ chỉ huy, quân của Huệ Đế giành được sự trung thành rất lớn quân đội và trong nhân dân. Điều thứ 3, thay vì tấn công Nam Kinh nơi có phòng thủ tốt thì Chu Đệ dẫn quân về phía Tây. Trận chiến xảy ra nhưng quân của Huệ Đế đã không thể đánh bại Chu Đệ.
 
Nhờ vào tin tình báo từ các tướng lĩnh và hoạn quan bị Huệ Đế ngược đãi, Chu Đệ đã lập nên một chiến thuật đánh-và-chạy vào các kho lương dọc suốt Đại Vận Hà, trong khi tránh giao tranh trực tiếp với đại quân triều đình. Cho đến năm 1402, quân của Chu Đệ đã tấn công và cướp phá Từ Châu, Tô Châu và Dương Châu. Vào mùa xuân năm 1402, Chu Đệ chọc thủng phòng tuyến quân sự và dẫn quân xuống phía Nam [[sông Dương Tử]] khi bí mật mua chuộc người bên phe hoàng đế. Nhờ tướng Trần Tuyên phản bội, Chu Đệ đã nắm được trong tay hạm đội sông Dương Tử và dễ dàng vượt sông. Ngày 13-7-1402 cổng thành Nam Kinh mở do sự phản bội của Lý Cảnh Long và một người em cùng cha khác mẹ của Chu Đệ là Cốc Vương Chu Huệ. Trong lúc hỗn loạn, cung điện đã bị đốt cháy, Chu Đệ tìm thấy 3 xác chết cháy đen không còn nhận dạng được nên mọi người cho rằng Huệ Đế tự sát cùng vợ và con trai cả. Các quần thần đều cùng nhau tôn ông làm hoàng đế, ban đầu ông từ chối để tỏ lòng khiêm nhường, Chu Đệ đồng ý rằng năm sau sẽ lấy là Vĩnh Lạc nguyên niên. Chu Đệ làm lễ lên ngôi 4 ngày sau, 17-7-1402, ở tuổi 42 sau khi đi viếng thăm nơi [[chôn cất]] của cha mình là Minh Thái Tổ.
 
=== Thanh trừng ===
Dòng 119:
Việc tiếp theo của Minh Thành Tổ là muốn dời đô về phía bắc mà kinh đô chính là Bắc Bình, thủ phủ cũ của ông khi còn là Yên Vương, mặc dù vấp phải nhiều sự phản đối của các đại thần, phần nhiều là do tổ huấn của vua cha Thái Tổ phải định đô ở Kim Lăng để tránh sự xâm lược từ [[Nhung Địch]] phía bắc. Nhưng sau khi được một số tướng lĩnh khuyên can rằng Kim Lăng nằm ở vị trí dễ bị công phá bởi pháo binh và không tin tưởng vào hệ thống phòng thủ của thành phố do nhìn vào tấm gương của Minh Huệ Đế, cộng thêm tư tưởng: "Thiên tử thủ biên cương", Vĩnh Lạc vẫn quyết định dời đô về Bắc Bình và cho đổi tên là Bắc Kinh (hay Yên Kinh) còn Kim Lăng đổi thành Nam Kinh. Nam Kinh vẫn có Lục bộ riêng và được trấn thủ bởi em vợ của hoàng đế, con trai út của đại tướng khai quốc [[Từ Đạt]]. Ở Bắc Kinh, Minh Thành Tổ cho thực hiện một mạng lưới công trình đồ sộ, một nơi mà có thể đặt được các cơ quan chính phủ và là nơi cư trú cho các thành viên hoàng thất. Để thực hiện công trình này Minh Thành Tổ đã cho huy động hơn 10 vạn dân phu, và sau 13 năm (1407-1420), [[Tử Cấm Thành|Tử Cấm thành]] đã được hoàn thành và trở thành thủ đô cho hai đế quốc [[Minh (Triều đại)|Minh]]-[[Nhà Thanh|Thanh]] trong 500 năm tiếp theo.
 
Trong khi Minh Thái Tổ muốn bản thân và con cháu được chôn ở Hiếu lăng, Nam Kinh thì việc dời đô của Thành Tổ đã làm xuất hiện một việc cấp thiết là phải kiến tạo một [[lăng mộ]] hoàng gia mới. Sau khi được cố vấn bởi các thầy địa lý [[phong thủy]], Minh Thành Tổ chọn một vùng đất phía bắc thành Bắc Kinh làm nơi xây dựng mộ phần của mình và các hoàng đế tiếp theo. Trong hơn 200 năm tiếp theo, 13 vị hoàng đế nhà Minh đã được [[chôn cất]] tại đây.
 
=== Văn hóa ===
Dòng 209:
 
=== Mất ===
Khi đi đánh Mông Cổ lần thứ 5, bất lực khi không thể đuổi theo kẻ địch nhanh nhẹn, Minh Thành Tổ từ bực bội chuyển sang trầm cảm, rồi thành bệnh, cõ lẽ là những cơn đột quỵ nhỏ. Ông băng hà khi đang hành quân về Bắc Kinh vào tháng 8 năm 1424, hưởng thọ 64 tuổi. Tin ông mất được giữ kín, cho đến lúc về đến Bắc Kinh mới phát tang. Con trưởng ông là Thái tử Chu Cao Sí lên nối ngôi, tức là [[Minh Nhân Tông]]. Minh Thành Tổ được [[chôn cất]] ở Trường Lăng trong Minh Thập Tam Lăng, phía bắc Bắc Kinh.
 
== Nhận xét ==