Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Nivelle”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:WesternFront1917.jpg|phải|300px|Mặt trận Tây Âu 1917]]
'''Chiến dịch Nivelle''' là cuộc tổng tấn công lớn của [[khối Hiệp ước]] (''Entente'') kéo dài từ ngày [[16 tháng 4]] đến ngày [[9 tháng 5]] năm [[1917]] tại [[mặt trận Tây Âu]] của [[Thế chiến thứ nhất]]. [[Chiến dịch]] này được mang tên [[tổng tư lệnh]] [[quân đội Pháp]] lúc này là [[Robert Georges Nivelle]]. Mặc dù cuộc tấn công đã được các tướng lĩnh hàng đầu khối Hiệp ước tuyên bố sẽ nhanh chóng kết thúc sau 48 giờ nhưng chiến dịch đã kết thúc quá lâu so với dự kiến với một tổn thất rất lớn của quân đội khối Hiệp ước, nhất là quân đội Pháp.
 
== Hoàn cảnh dẫn đến chiến dịch ==
[[HìnhTập tin:General nivelle.jpg|phải|nhỏ|220px|Tướng [[Robert Georges Nivelle]] trong [[thế chiến thứ nhất]].]]
Cuối năm [[1916]] vì không đạt được thắng lợi nào trên chiến trường nên tướng [[Joseph Joffre]], [[tổng tư lệnh]] quân đội Pháp được thay thế bới tướng [[Robert Georges Nivelle]]. Tướng Nivelle trở nên nổi tiếng qua [[trận Verdun]] qua việc giành lại từ tay [[người Đức]] những phần đất đã mất ở đầu cuộc chiến và là người có tư tưởng đổi mới. Giờ đây với cương vị tổng tư lệnh quân đội Pháp ông quyết định thay đổi học thuyết giao tranh dựa trên một tập sách nhỏ bàn về [[chiến thuật]] của [[Andre Laffarge]]. Laffarge hướng đến việc triển khai những cuộc điều quân chiến thuật phân tán nhằm phá vỡ và vượt qua các [[phòng tuyến]] của đối phương. Chiến thuật này của Laffarge đã được áp dụng thành công trong trận Verdun nên Nivelle dự tính vào [[mùa xuân]] năm [[1917]] sẽ thực hiện một cuộc tấn công lớn để phá vỡ các phòng tuyến của quân Đức.
 
Dòng 14:
#Quân Pháp và quân Anh sau đó sẽ phối hợp cùng nhau để phá vỡ phòng tuyến quân Đức nhưng kế hoạch này đã không thực hiện được.
 
[[HìnhTập tin:German_trenches_on_the_aisne.jpg|trái|nhỏ|Các [[chiến hào]] của quân Đức tại [[Aisne]]]]
Giai đoạn đầu của chiến dịch quân Pháp đã không gặp nhiều khó khăn khi vượt qua các tuyến đầu của Đức nhưng đúng như ý đồ của [[Erich Ludendorff]], quân Pháp càng tiến vào sâu thì tổn thất ngày càng lớn. Đến cuối ngày thứ hai của chiến dịch, quân Pháp có số thương vong lên đến 120.000 người và hầu như không có hi vọng chọc thủng [[phòng tuyến]] Đức. Sau 10 ngày số thiệt hại của quân Pháp lên tới 187.000 người. Và thảm hoạ là Nivelle từ chối ngừng cuộc tấn công và ra lệnh tiếp tục. Một số [[trung đoàn]] của Pháp từ chối chiến đấu và sau đó đa số không tuân lệnh chỉ huy nữa. Lúc đầu một số quân lính nổi loạn do không được chăm sóc [[y tế]] đầy đủ khi bị thương và có trường hợp say rượu nhưng khi chiến dịch kéo dài cuộc nổi loạn đã lan rộng, phần lớn quân lính từ chối tiến vào bãi chiến trường, chống đối các viên chỉ huy của họ đã dẫn họ như các đàn [[cừu]] vào các lò sát sinh, một số đơn vị giành lấy doanh trại, bắn các cấp chỉ huy đã can thiệp vào công việc của họ. Vài toán quân khác chiếm các toa [[xe lửa]] để về [[thủ đô]] [[Paris]], khích động dân chúng chống chiến tranh. Đến ngày [[9 tháng 5]] thì Chiến dịch Nivelle kết thúc với một sự hỗn loạn và gần như dẫn đến sự tan rã của quân đội Pháp.
 
== Kết quả ==
[[HìnhTập tin:Friedhof Soupir.jpg|phải|220px|[[Đài tưởng niệm]] quân Pháp chết trận tại [[Chemin des Dames]]]]
Sau khi Chiến dịch Nivelle thất bại, tướng Robert Nivelle bị cách chức và điều đến [[Bắc Phi]]. Nước Pháp đứng trên bờ vực sụp đổ nhưng ngay sau đó [[thủ tướng]] [[Georges Clemenceau]] đã đưa [[Philippe Pétain]] lên nắm quyền [[tổng chỉ huy]] quân đội Pháp. Pétain nắm quyền nhanh chóng lấy lại kỉ luật cho quân đội Pháp bằng các hình phạt nặng nề và gia tăng tinh thần cho họ bằng cách cho nghỉ thêm ngày phép, cải thiện bữa ăn, khiến nơi nghỉ ngơi đầy đủ tiện nghi hơn, ra lệnh cho các [[sĩ quan]] phải chăm sóc tận tình các binh sĩ dưới quyền và thông báo rằng rất đông quân lính [[Mỹ]] sắp sang tiếp viện.