Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khu di tích Đền Gia Loan – Chùa Biện Sơn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 32:
 
Phả lục đền Nguyễn Gia Loan (đền thờ Nguyễn Sứ Quân) chép: “Trước doanh trại của ông (nay là gò chùa Biện Sơn) có một khu đồng. Ông thường tích nước thả cá. Hàng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng đầu xuân là ngày sinh nhật ông. ông mời bô lão trong xóm ấp, sai quân đánh cá, thiết tiệc mừng xuân. Đêm đến lại dâng bày hoa quả bánh trái, mừng vui tưởng niệm công đức cù lao của cha mẹ để lại. Ngày hôm sau lại mổ bò giết trâu, mời phường múa hát, cùng với nhân dân mở hội mừng xuân”.<ref>(Trích dịch ngọc phả còn ở đền Gia Loan).</ref> Cuối năm 967, [[Đinh Tiên Hoàng|Đinh Bộ Lĩnh]] dẫn quân lên vùng Tam Đái, Nguyễn Khoan chống không nổi, tử trận. Hai tướng và hai bà vợ của ông tự vẫn ở Ao Nâu, cạnh gò Đồng Đậu. Tuy nhiên, theo thần tích làng Vĩnh Mỗ (tức thị trấn Yên Lạc ngày nay) thì [[Nguyễn Khoan]] được [[Đinh Bộ Lĩnh]] tha chết và ông đã xuống tóc đi tu tại ngôi chùa Biện Sơn do ông xây dựng trước đó. Vì thế mà chùa Biện Sơn ngoài thờ phật còn thờ đại sư [[Nguyễn Khoan]].
 
==Gò Đồng Đậu==
Gò Đồng Đậu cao khoảng 15 [[mét]], rộng khoảng 8,5 [[hecta]]. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã tiến hành 6 đợt khai quật và phát hiện ra hàng ngàn hiện vật của 4 tầng [[văn hóa Phùng Nguyên]], [[văn hóa Đồng Đậu|Đồng Đậu]], [[Văn hóa Gò Mun|Gò Mun]] và [[Văn hóa Đông Sơn|Đông Sơn]] nằm chồng lên nhau lần lượt. Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định [[văn hóa Đông Sơn]] có nguồn gốc bản địa. Đặc biệt hơn, những phát hiện đầu tiên chính tại đây về một nền văn hóa có niên đại khoảng 1.500 năm trước công nguyên, sau [[văn hóa Phùng Nguyên]], đã khiến các nhà nghiên cứu lấy tên cánh đồng Đậu đặt cho nền văn hóa này. Những hạt [[lúa|lúa gạo]] cháy tìm thấy trong tầng văn hóa [[văn hóa Phùng Nguyên]] đã khiến các nhà nghiên cứu khẳng định [[người Việt]] biết trồng lúa từ giai đoạn [[văn hóa Phùng Nguyên]].<ref name=vptrs/>
 
==Lễ hội sông Loan núi Biện==