Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sự kiện Thiên An Môn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 116:
Trong giới lãnh đạo hàng đầu, Tổng bí thư Triệu Tử Dương ủng hộ mạnh mẽ một cách tiếp cận mềm dẻo với những người biểu tình trong khi Lý Bằng được coi là người muốn đàn áp. Cuối cùng, quyết định đàn áp được một nhóm lãnh đạo lớn tuổi trong đảng, những người coi sự từ bỏ quản lý độc đảng là sự quay trở lại với tình trạng hỗn loạn thời [[Cách mạng văn hóa|Cách mạng Văn hóa]]{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}. Dù đa số những thành viên đó không có vị trí chính thức, họ vẫn kiểm soát được quân đội. [[Đặng Tiểu Bình]] là chủ tịch [[Uỷ ban Quân sự Trung ương]] và có thể tuyên bố [[thiết quân luật]]; [[Dương Thượng Côn]] là chủ tịch nước, tuy chỉ là một chức vụ mang tính biểu tượng theo [[Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Hiến pháp]] năm 1982, nhưng về pháp lý là [[Tổng tư lệnh]] [[các lực lượng vũ trang]]. Những lãnh đạo lớn tuổi tin rằng những cuộc biểu tình kéo dài là một mối đe doạ tới sự ổn định của đất nước. Những người biểu tình bị coi là công cụ ủng hộ cho "[[chủ nghĩa tự do tư sản]]" đang đứng núp phía sau, cũng như là công cụ của các phe phái trong đảng muốn thực thi hơn nữa các tham vọng cá nhân của họ{{cần chú thích|date = ngày 4 tháng 8 năm 2015}}.
 
=== TrênBiểu tình lan ra toàn quốc và ở bên ngoài Trung Quốc đại lục ===
[[Tập tin:蒲志強19890510.jpg|thumb|150px|Phổ Chí Cường, một lãnh đạo sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn đòi quyền tự do phát biểu, hình chụp ngày 10 tháng 5 năm 1989.]]
Buổi đầu phong trào, [[truyền thông]] Trung Quốc có cơ hội hiếm hoi để thông tin một cách tự do và chính xác. Đa số họ được tự do viết và thông báo sự kiện đang diễn ra vì không bị các cơ quan địa phương và chính phủ quản lý. Tin tức nhanh chóng lan rộng trên khắp lục địa. Theo báo cáo của truyền thông Trung Quốc, sinh viên và công nhân tại hơn 400 thành phố, gồm cả các thành phố tại [[Nội Mông]], cũng tổ chức lại và bắt đầu phản kháng<ref>{{chú thích web | url = http://www.pbs.org/wgbh/pages/frontline/tankman/view/ | tiêu đề = Watch The Full Program Online | author = | ngày = | ngày truy cập = 13 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Mọi người cũng kéo tới thủ đô để gia nhập cuộc phản kháng tại Quảng trường Thiên An Môn.
 
Sinh viên đại học tại [[Thượng Hải]] cũng xuống đường để kỷ niệm cái chết của Hồ Diệu Bang và phản đối một số chính sách của chính phủ. Trong nhiều trường hợp, họ được sự ủng hộ của các uỷ ban đảng của trường. [[Giang Trạch Dân]], khi ấy là bí thư đảng uỷ thành phố, diễn thuyết trước các sinh viên, bày tỏ sự cảm thông bởi ông cũng từng là một sinh viên hoạt động tích cực trước năm 1949. Cùng lúc ấy, ông nhanh chóng hành động điều các lực lượng cảnh sát tới kiểm soát đường phố và thanhbắt trừnggiữ các lãnhthành đạoviên Đảng Cộng sản ủng hộ sinh viên.
 
Ngày [[19 tháng 4]], các biên tập viên tờ [[Thế giới kinh tế đạo báo]], một tạp chí có khuynh hướng cải cách, quyết định xuất bản, trong số 439 ngày [[24 tháng 4]], một mục bình luận về Hồ Diệu Bang. Bên trong là một bài viết của Nghiêm Gia Kỳ, với lời lẽ ủng hộ những sinh viên phản kháng tại Bắc Kinh ngày 18 tháng 4, và kêu gọi đánh giá lại việc thanh trừng ông năm 1987. Ngày [[21 tháng 4]], một quan chức Đảng tại Thượng Hải đã yêu cầu tổng biên tập, Khâm Bản Lập, thay đổi một số đoạn. Khâm Bản Lập từ chối và Trần phải quay sang Giang Trạch Dân, người yêu cầu kiểm duyệt bài báo. Tới thời điểm ấy, đợt báo in đầu tiên đã được phát hành. Số còn lại được xuất bản với một trang trống<ref>Kate Wright, the Political Fortunes of the World Economic Herald, Australian Journal of Chinese Affairs, nr 23, pp 121-132 (1990)</ref>. Ngày [[26 tháng 4]], ''Nhân dân Nhật báo'' xuất bản bài xã luận lên án cuộc phản kháng của sinh viên. Giang Trạch Dân hành động theo hướng này và đình chỉ chức vụ của Khâm Bản Lập. Ông nhanh chóng nổi lên nắm quyền lực sau khi quả quyết dẹp yên những cuộc biểu tình năm 1989.
 
Tại [[Hồng Kông|Hương Cảng]], ngày [[27 tháng 5]] năm [[1989]], hơn 300.000 người đã tụ họp tại [[trường đua ngựa Bào Mã Địa]] trong một sự kiện được gọi là "Những bài hát dân chủ dành cho Trung Quốc". Nhiều nhân vật nổi tiếng người Hồng Kông và Đài Loan đã cùng hát và thể hiện sự ủng hộ của họ với các sinh viên tại Bắc Kinh. Hôm sau, ngày [[28 tháng 5]], một đám diễu hành do Martin Lee, Szeto Wah và nhiều người khác dẫn đầu đã đi suốt hòn đảo Hồng Kông; 1.5 triệu người đã tham gia.
 
Cũng có những cuộc biểu tình tại [[Đài Loan]]. Chính phủ Đài Loan đã thông qua một điều luật cho rằng họ sẽ cung cấp một hộ chiếu [[Trung Hoa Dân Quốc|Trung Hoa Dân quốc]] và hỗ trợ tài chính cho bất kỳ người Trung Quốc nào từ bỏ hộ chiếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
 
Trên khắp thế giới, ở những nơi có nhiều người Trung Quốc sinh sống, những cuộc tụ tập và tuần hành diễn ra. Nhiều chính phủ, như Hoa Kỳ, Nhật Bản... cũng đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo công dân nước mình không tới Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.