Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Lào (trước năm 1945)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 5:
==Sơ khởi==
 
[[HìnhTập tin:WatPhouwholesite.jpg|nhỏ|phải|350px|Tàn tích của đền Khmer tại [[Wat Phū]], gần [[Champasak]] phía nam Lào]]
 
Thái là nhóm ngôn ngữ có nguồn gốc từ nam [[Trung Quốc]], gồm người Lào, Xiêm, [[người Sán Chay]] ở đông bắc [[Miến Điện]], [[người Choang]] ở tỉnh [[Quảng Tây]] [[Trung Quốc]] và [[người Thổ]], [[người Nùng]] ở vùng núi phía bắc [[Việt Nam]]. Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau công nguyên, dưới áp lực bành trướng của [[người Hán]] Trung Quốc, người Thái bắt đầu di cư xuống vùng [[Đông Nam Á]]. Họ thế chỗ những dân tộc vốn sống ở đó từ trước (gồm cả nền văn hoá ở [[thời kỳ đồ sắt]] với những người đã tạo ra những chiếc chum đá khổng lồ đã thành tên cho vùng [[Cánh đồng Chum]] ở trung tâm nước Lào). [[Sông Mekong]] chảy xuyên qua nước Lào ngày nay là một con đường di cư chính, nhưng sức mạnh của [[Đế quốc Khmer]] ([[Campuchia]]) đã ngăn không cho người Thái chiếm vùng [[đồng bằng sông Cửu Long]]. Thay vào đó, vùng định cư chính của người Thái nằm xa hơn về phía nam, ở châu thổ sông [[Chao Phraya]], nơi họ lập nên nhiều vương quốc tiền thân của nước Xiêm hiện đại hay [[Thái Lan]].
Dòng 57:
==Sự thành lập nước Lào==
 
[[HìnhTập tin:That_Luang_West_Temple.jpg|nhỏ|250px|[[Wat Si Saket|Wat Sisakēt]], một trong số những ngôi chùa cổ nhất tại Viêng Chăn]]
 
Điều cứu vãn nước Lào chính là sự xuất hiện của chủ nghĩa thực dân Châu Âu tại vùng Đông Nam Á. Đây là một điểm mà lịch sử chính thức của Lào, với sự nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, không muốn đề cập đến. Nhưng không có sự phủ nhận nào cho thực tế rằng sự chấm dứt thời cai trị của Xiêm đối với các vùng lãnh thổ Lào và sự thành lập nên nhà nước Lào là công của người Pháp, và đó chính là một sản phẩm phụ của tình trạng cạnh tranh giữa hai đế quốc thực dân Anh và Pháp. Không như người Hà Lan và Bồ Đào Nha, hai cường quốc này không chỉ muốn buôn bán với các nước trong vùng Đông Nam Á - họ tìm cách kiểm soát cả lãnh thổ những nước này. Miến Điện, từng là một nỗi sợ hãi ám ảnh của các dân tộc Thái trong nhiều thế kỷ, đã từng bước bị sáp nhập vào Ấn Độ thuộc Anh trong giai đoạn 1826 và 1885. Việt Nam, một nước mạnh khác trong vùng, không chống nổi người Pháp, đã phải chịu một chính quyền bảo hộ được lập lên ở miền Nam Việt Nam và phía đông Campuchia năm 1862 và đến năm 1883 thì kiểm soát toàn bộ vùng lãnh thổ còn lại của Việt Nam.
Dòng 75:
==Lào thuộc Pháp==
 
[[HìnhTập tin:Luangprabang2.JPG|nhỏ|350px|A typical example of French colonial architecture (now a health centre) in Luang Phrabāng]]
 
Không thực hiện được đại kế hoạch sáp nhập nước Xiêm, người Pháp không còn chú ý đến Lào và trong năm mươi năm tiếp sau nó vẫn là một vùng tù túng bên trong đế chế Đông Dương của Pháp. Về mặt chính thức, Vương quốc Luang Phrabāng và Công quốc Champāsak vẫn là những vùng bảo hộ với quyền tự trị bên trong, nhưng trên thực tế chúng bị cai quản bởi các công sứ Pháp. Vua [[Sīsavāngvong]], người lên làm vua Luang Phrabāng năm 1904, vẫn giữ sự trung thành rõ ràng với người Pháp trong 55 năm cai trị của mình. Phần còn lại của đất nước ban đầu được chia làm hai vùng, Thượng Lào và Hạ Lào, mỗi vùng được một sĩ quan chỉ huy, và đóng đô tại Luang Phrabāng và [[Pākxē]]. Sau đó nước này được chia thành mười một tỉnh, mỗi tỉnh có một vị công sứ người Pháp. năm 1898 toàn bộ lãnh thổ Lào bị đặt dưới sự tổng giám sát của một Tổng công sứ, đóng đô ở Viêng Chăn (người Pháp đánh vần là Vientiane) chịu trách nhiệm với Toàn quyền pháp ở Hà Nội. An ninh, phong tục và thông tin liên lạc được kiểm soát từ Hà Nội, và vì thế bị sao nhãng ở trên lãnh thổ Lào, nơi có ít ưu tiên về ngân sách. Các chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về sức khoẻ, giáo dục và pháp luật, và tự kiếm lấy tiền ở địa phương mà chi dùng.
Dòng 95:
==Cuộc khủng hoảng Chiến tranh thế giới thứ hai==
 
[[HìnhTập tin:Sisavangvong.JPG|nhỏ|350px|Tượng [[Sisavang Vong|Sīsavāngvong]], Vua Luang Phrabāng 1904-46, Vua Lào 1946-59 (trong bảo tàng Cung điện Hoàng gia, Luang Phrabāng)]]
 
Lào có vẻ được để kệ là một vùng chậm phát triển dễ chịu của Đế chế Pháp và hầu như hoàn toàn không bị các sự kiện bên ngoài ảnh hưởng tới từ năm 1940 trở về trước.Sự sụp đổ của Pháp trước cuộc tấn công của [[Đức Phát xít]] là một cú sốc lớn đối với niềm tin của Lào vào khả năng bảo vệ họ của Pháp. Mối đe doạ lớn nhất của Lào lúc ấy là [[thuyết phục hồi lãnh thổ]] của Xiêm. Tháng 12, 1940 quân đội của Marshall [[Phibun]] ở Bangkok tấn công Đông Dương thuộc pháp với sự ủng hộ ngầm của [[Nhật Bản]], chiếm vùng phía tây Campuchia, và đòi lại Xainaburī cùng Champāsak, vốn từng là một phần của nước Lào thuộc pháp từ năm 1904. Chính quyền [[Vichy Pháp]] cho phép quân đội Nhật đóng ở Đông Dương, mặc dù lúc ấy vẫn chưa cho phép vào Lào. Nỗi sợ hãi bị bỏ lại cho thái Lan (khi ấy Phibun đã đổi lại tên thành Xiêm) và Nhật Bản dẫn tới việc thành lập tổ chức quốc gia Lào đầu tiên, Phong trào đổi mới quốc gia, tháng 1 năm 1941, do Phetxarāt lãnh đạo và các viên chức pháp ủng hộ, dù không được chính quyền Vichy ở Hà Nội ủng hộ. Nhóm này viết ra quốc ca Lào hiện nay và thiết kế ra lá cờ Lào bây giờ trong khi lại nghịch lý là thề nguyền ủng hộ nước Pháp.