Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mặt trận Đông Nam Bộ năm 1972”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã hủy sửa đổi của Qbot (Thảo luận) quay về phiên bản của Minh Tâm-T41-BCA
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 4:
===Giai đoạn I: Quân đội nhân dân Việt Nam tấn công===
 
[[HìnhTập tin:Tran Van Tra.jpeg|phải|nhỏ| Thượng tướng QĐNDVN [[Trần Văn Trà]] (tên thật là ''Nguyễn Chấn''; [[1919]]–[[1996]]), năm 1972 là Phó tư lệnh QGP miền Nam Việt Nam]]
 
Quyết định ngày 27/3/1972 của Bộ chính trị TW Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương QĐNDVN chuyển hướng mặt trận chính ra Trị Thiên đã làm tinh thần một số chỉ huy tại mặt trận Đông Nam Bộ chùng xuống. Thường trực quân ủy Miền phải giải thích, động viên. Mặc dù vẫn giữ ý đồ chiến dịch nhưng mặt trận Đông Nam Bộ sẽ nhận được các phương tiện chi viện tăng cường ít hơn và phải dựa vào sức mình là chính.
Dòng 12:
4h ngày 1 tháng 4, Trung đoàn 271 (C30B) có xe tăng chiến lợi phẩm yểm hộ triển khai tiến công vào tuyến phòng ngự của Trung đoàn 49 (QLVNCH) tại Xa Mát, Bàu Dung. 15h chiều ngày 4 tháng 4, QĐNDVN cứ điểm Xa Mát. 6h sáng ngày 1 tháng 4, Trung đoàn 24 (C30B) tiến công căn cứ Tân Biên và chiếm được lúc 9 giờ sáng ngày 4 tháng 4. Phần lớn Trung đoàn 49 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 6 (Sư đoàn 25) bị tiêu diệt và bắt sống. Số còn lại nhờ sự yểm trợ của cụm pháo ở Tân Phong và Thiết đoàn 6 cùng với Thiết đoàn 5 lui về Thiện Ngôn và điện gọi sư đoàn 25 ở Tây Ninh chi viện. Liên đoàn biệt kích dù 81 điều 1 tiểu đoàn chặn cánh quân của Trung đoàn 271 (C30B) ở Thiện Ngôn. Tại trận này, phía QGP mất toàn bộ 6 xe tăng - thiết giáp chiến lợi phẩm cùng các tổ lái. Phía QLVNCH mất 11 xe tăng M-41, 2 xe tăng M-48 và 25 xe bọc thép M-113, phần lớn do đạn chống tăng B-40 và B-41 tiêu diệt.<ref name="hoangcam"/>
 
[[HìnhTập tin:HoChiMinhTrail003.jpg|nhỏ|trái|200px|Công binh xưởng B2 chuẩn bị đạn duợc cho cuộc tiến công]]
 
8 giờ sáng 4 tháng 4, Trung đoàn 2 (QGP tỉnh Phước Long) tấn công Chi khu quân sự Phước Bình của QLVNCH. Sau 6 giờ chống cự, Chi khu quân sự Phước Bình bị QGP tràn ngập. Xét thấy tiền đồn này bị cô lập, không có khả năng chi viện cho các hướng khác và QLVNCH đang phải đối phó với chủ lực QĐNDVN tại hướng Tây Ninh, Lộc Ninh, tướng [[Nguyễn Văn Minh]] không điều quân cứu Phước Bình.
Dòng 20:
Ngày 8 tháng 4, Chiến đoàn 52 QLVNCH từ Bắc An Lộc định lên cứu viện cho Lộc Ninh nhưng đã bị các trung đoàn 1 và 2 của Sư đoàn 9 (Công trường 9) phản đột kích vào hai bên sườn, buộc phải rút về Cầu Cần Lê sau khi bị tổn thất 2 đại đội. Tiếp theo Lộc Ninh, chuỗi tiền đồn của QLVNCH tại các tỉnh Phước Long, Bình Long và Tây Ninh như Bố Đức, Ka Tum, Tống Lê Chân... phải "di tản chiến thuật"<ref name="hodinh">Hồ Đình. An Lộc - Địa ngục trần gian của quân dân miền Nam</ref>. Trong cuộc hỏi cung ngay sau trận đánh, trung tá Nguyễn Đức Dương thừa nhận cả ông ta và đại tá Vĩnh đều coi hướng Bắc là hướng đột kích chủ yếu của QĐNDVN nên để hai bên suờn bị yếu dẫn đến thất bại.<ref name="hoangcam"/>
 
[[HìnhTập tin:M48A3 Detonates Mine Vietnam.jpg|nhỏ|phải|256px|Xe tăng M48A3 bị mìn phá hủy]]
 
Đêm 6 tháng 4, Bộ tư lệnh B2 họp và đi đến quyết định đánh An Lộc ngay, chậm nhất ngày 9 tháng 4 phải triển khai tấn công mà không cần chuẩn bị đầy đủ để lợi dụng thế bị động, lúng túng của QLVNCH sau khi mất Lộc Ninh. (Biên bản cuộc họp tối 7 tháng 4 của Thường trực Bộ tư lệnh Miền gồm [[Phạm Hùng]], [[Hoàng Văn Thái (đại tướng)|Hoàng Văn Thái]] và [[Hoàng Cầm (tướng)|Hoàng Cầm]]. Nhưng trong Bộ tư lệnh B2 lúc đó cũng có một số ý kiến táo bạo hơn. Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam, Tư lệnh chiến dịch [[Trần Văn Trà]] đề nghị bỏ qua qua An Lộc, đánh thẳng vào Chơn Thành; mất Chơn Thành, An Lộc sẽ tự tan rã. Tuy nhiên, ý kiến này không đuợc tập thể Đảng uỷ mặt trận chấp nhận do quá mạo hiểm.<ref name="hoangcam"/>
Dòng 31:
 
===Giai đoạn II: Quân lực Việt Nam Cộng hòa phá vây===
[[HìnhTập tin:Knocked out North Vietnamese T-54 or Type 59 in An Loc.jpg|nhỏ|phải|256px|Một xe tăng T-54 (trong vòng tròn) của Quân đội nhân dân Việt Nam khi tấn công đơn độc vào thị xã An Lộc bị bắn hỏng, (ảnh chụp từ máy bay).]]
 
Sau khi tăng phái Chiến đoàn 8 và tiểu đoàn 3 pháo binh cho An Lộc, đại tá Mạch Văn Trường (Trưởng phòng hành quân - quân đoàn II QLVNCH) truyền lệnh của tướng [[Nguyễn Văn Minh]] cho đại tá [[Lê Văn Hưng]], chỉ huy phòng thủ An Lộc yêu cầu mở cuộc hành quân càn quét ra xung quanh thị xã để phá thế chuẩn bị của QĐNDVN. Ngày 9 tháng 4, QLVNCH đã phá cầu Cần Lê (bắc An Lộc). Ngày 10 tháng 4, đại tá Hưng tổ chức các cuộc hành quân của liên đoàm 8 biệt động quân ra phía Bắc và phía Đông An Lộc nhưng đều bị đẩy lùi. Cùng ngày 10 tháng 4, sư đoàn bộ binh 21, trung đoàn 15 (sư đoàn 9) và một tiểu đoàn của thiết đoàn xe tăng 2 (QLVNCH) cũng được điều về quanh An Lộc. Đại tá [[Lê Văn Hưng]] đưa bộ chỉ huy tiền phương sư đoàn 5 của mình lên tiểu khu quân sự Bình Long (An Lộc). Ngày 15/4, tướng [[Nguyễn Văn Minh]] cũng rời Sở chỉ huy tiền phương Quân đoàn III từ Biên Hoà lên Lai Khê.<ref> Kiều Mỹ Duyên. Qua cơn bão lửa. (Lê Đại Anh Kiệt dẫn lại trong "Tướng lĩnh Sài Gòn tự thuật. NXB Công an nhân dân. Hà Nội. 2006).</ref>
Dòng 41:
Cùng ngày 13 tháng 4, lữ đoàn dù 1 (QLVNCH) đưa hai tiểu đoàn tiến lên Ngọc Lầu, định mở đường vào An Lộc từ phía Nam nhưng bị trung đoàn 165 (sư đoàn 7 QĐNDVN) chặn lại. Tướng Minh lệnh cho tướng [[Dư Quốc Đống]] (tư lệnh sư đoàn dù) để lại một tiểu đoàn tại khu chốt để thu hút đối phương, rút tiểu đoàn còn lại về Lai Khê dùng cho đổ bộ đường không. Ngày 15 tháng 4, Quân đoàn III (QLVNCH) sử dụng lữ dù 1 (thiếu) đổ bộ bằng trực thăng xuống đồi Gió (phía sau các đơn vị của sư đoàn 7 QĐNDVN) và điều các trung đoàn 31, 33 (sư đoàn 21) tiến đánh từ Lai Khê lên Chơn Thành. Sư đoàn 7 QĐNDVN phải đánh trên 2 hướng: hướng Đồi Gió, trung đoàn 141 và 1 tiểu đoàn của trung đoàn 209 (QĐNDVN) đấu với lữ đoàn dù 1; hướng Chơn Thành, trung đoàn 165 và trung đoàn 209 (thiếu) đấu với các trung đoàn 31 và 33 (sư đoàn 21 QLVNCH). Hai bên giao chiến 12 ngày liền bất phân thắng bại. Mãi đến ngày 22 tháng 4, trung đoàn 141 mới chiếm được Đồi Gió sau khi đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn 6 (lữ dù 1)
 
[[HìnhTập tin:Levanhung.jpg|nhỏ|trái|[[Chuẩn tướng]] [[Lê Văn Hưng]], nãm 1972 là Đại tá, Tư lệnh sư đoàn 5 QLVNCH, chỉ huy trưởng trận phòng thủ An Lộc]]
 
Ngày 25 tháng 4, QLVNCH tại mặt trận được tăng phái lữ đoàn dù 3 không vận từ Bắc Tây Nguyên về và bố trí phòng thủ tại Tân Khai, lữ đoàn biệt kích dù 81 và 2 tiểu đoàn của lứ đoàn dù 1 được điều lên An Lộc bằng không vận, đưa quân số QLVNCH phòng thủ An Lộc (cả bên trong và tiếp cận bên ngoài) lên tương đương 2 sư đoàn. Từ ngày 9 đến ngày 25 tháng 4, [[Không lực Hoa Kỳ]] và [[Không lực Việt Nam Cộng hoà]] đã sử dụng 60 lần chiếc [[B-52]] và 120 lần chiếc cường kíchGen <ref>William W. Momyer, The Vietnamese Air Force. Washington DC: Office of Air Force History, 1975. Kiều Mỹ duyên. Qua cơn bão lửa ''(sách đã dẫn)''</ref> ném bom vào đội hình tấn công của QĐNDVN, đánh cả vào những toà nhà cao tầng đã bị sư đoàn 9 chiếm giữ ở trung tâm thị xã An Lộc gây nhiều thương vong. Trung đoàn 3 (sư đoàn 5) phối thuộc sư đoàn 9 cũng bị hao hụt quân số do phi pháo đối phương.
Dòng 62:
 
===Giai đoạn III: Chốt chặn đường 13, lập thế da báo===
[[HìnhTập tin:M113-vietnam.jpg|nhỏ|phải|256px|Các xe M113 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa bị phá hủy trước các trận địa chốt]]
 
Cuối tháng 6 năm 1972, sau khi sư đoàn 5 và một bộ phận các đơn vị hoả lực được điều về khu 8, Bộ tư lệnh B3 còn lại 5 trung đoàn bộ binh và một số đơn vị hoả lực với tổng quân số chỉ còn 2/3 so với khi mở chiến dịch. Ý đồ của Bộ tư lệnh miền là tiếp tục vây lỏng An Lộc, chốt chặt đuờng 13. Bộ tư lệnh B3 tách trung đoàn 209 thành trung đoàn độc lập, đưa trung đoàn 205 (chủ lực miền nhập vào sư đoàn 7 cùng với trung đoàn 12 (165 cũ) và 14 (141 cũ). Tướng Hoàng Cầm đề nghị sư đoàn 7 bỏ cuộc tấn công vào Tân Khai - Đức Vinh, luồn xuống phía Nam đánh Chơn Thành - Lai Khê - Bến Cát để hút chủ lực của sư đoàn 25 (QLVNCH) về phía sau, tạo điều kiện cho trung đoàn 209 tiếp tục giữ chặt cụm chốt Tàu Ô - Xóm Ruộng.