Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Chiến thắng (8 tháng 5)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:Kapitulation-reims.gif|nhỏ|phải|256px|Tướng [[Alfred Jodl]] ký văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims]]
[[ImageTập tin:German instrument of surrender2.jpg|rightphải|thumbnhỏ|200px|Văn kiện đầu hàng ký kết ngày 7 tháng 5 năm 1945 tại Reims]]
 
[[Ngày Chiến thắng (8 tháng 5)|Ngày chiến thắng (8 tháng 5 năm 1945)]] còn được gọi là Ngày Chiến thắng ở Châu Âu (tiếng Anh viết tắt: ''VE Day hoặc V-E Day''). Đây là ngày mà quân đội các nước đồng minh chính thức chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của các lực lượng vũ trang nước Đức Quốc xã trong [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Sự đầu hàng muộn nhất của quân đội Đức Quốc xã trên quần đảo Channel diễn ra ngày 9 tháng 5. Sau khi Adolf Hitler tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1945, đô đốc Karl Dönitz kế nhiệm vai trò quốc trưởng nước Đức Quốc xã và điều hành một chính phủ tại Flensburg. Dưới sự chỉ đạo của Karl Dönitz, tướng Alfred Jodl đã ký văn bản đầu hàng sơ bộ tại Reims ngày 7 tháng 5 và văn bản này được phê chuẩn bởi một văn bản chính thức được ký đêm 8 rạng ngày 9 tháng 5 (giờ Trung Âu) giữa đoàn đại biểu quân đội Đức Quốc xã được sự ủy quyền của chính phủ Karl Dönitz với các đoàn đại biểu các nước đồng Minh Hoa Kỳ, Liên Xô, Anh và Pháp.
 
== Lễ kỷ niệm ==
[[ImageTập tin:Churchill waves to crowds.jpg|thumbnhỏ|rightphải|200px|Thủ tướng [[Winston Churchill]] vẫy tay chào đám đông công chúng đứng trên [[Đại lộ Bạch Sảnh]] ở Luân Đôn khi ông thông báo chính thức về việc phát xít Đức đã đầu hàng Đồng Minh.]]
 
=== Tại Anh và Pháp ===
Dòng 14:
 
=== Tại Hoa Kỳ và các nước khác ===
[[FileTập tin:Balkenende Bush Beatrix.jpg|nhỏ|trái|256px|Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, Nữ hoàng Hà Lan Koningin Beatrice, Phu nhân tổng thống Laura Bush và phu quân Nữ hoàng Hà Lan Jan Peter Balkenend trong Lễ mừng chiến thắng 8 tháng 5 năm 2005 tại Hà Lan]]
 
Năm 1945, tại Hoa Kỳ, Tổng thống [[Harry S. Truman]] - lúc này vừa kỷ niệm sinh nhật lần thứ 61 của mình - tổ chức buổi lễ mừng chiến thắng nhằm tưởng nhớ người tiền nhiệm của mình, [[Franklin Delano Roosevelt]], vừa mới qua đời vào ngày 12 tháng 4 năm 1945. Lúc đó Hoa Kỳ vẫn treo cờ rủ vì thời gian 30 ngày quốc tang vẫn chưa kết thúc. Ở [[Chicago]], [[Los Angeles]], [[Miami]], và nhất là ở [[Quảng trường Thời đại]] tại [[Thành phố New York]], người dân cũng tổ chức ăn mừng với quy mô rất lớn.<ref>[http://history.sandiego.edu/gen/ww2Timeline/qt/v-eday.html sandiego.edu article]</ref>
 
Tại Hà Lan, ngày Chiến thắng được gọi là Ngày Giải phóng ''(Bevrijdingsdag)''. Hà Lan là nước tổ chức sớm nhất ngày kỷ niệm chiến thắng ở Châu Âu và vào ngày 5 tháng 5. Lý do của sự kiện đó là ngày 5 tháng 5 1945, một bộ phân quân Đức đóng tại Tây Bắc nước Đức, Hà Lan và Đan Mạch đã hạ vũ khí đầu hàng Tập đoàn quân 8 (Anh) và Tập đoàn quân 1 (Canada) do [[thống chế]] Bernard Montgomery chỉ huy. Văn kiện cam kết đầu hàng của chỉ huy quân đội Đức Quốc xã tại Hà Lan, tướng John Blaskowitz ký tại khách sạn De Wereld tại Wageningen trước sự chứng kiến của [[thống chế]] [[Bernard Montgomery]] (Anh) và Hoàng tử Bernhard (Hà Lan) có hiệu lực từ lúc 7 giờ 00 ngày 6 tháng 5 năm 1945.<ref>[http://www.unclefed.com/EduStuff/HistDocs/germsur1.html Văn kiện đầu hàng của quân đội Đức Quốc xã tại Hà Lan và Đan Mạch]</ref> [[FileTập tin:VEDAyParadeOttawa.jpg|nhỏ|phải|256px|Lễ kỷ niệm Ngày chiến thắng 8 tháng 5 năm 1945 tại Ottawa, thủ đô Canada]] Định kỳ tổ chức Ngày Giải phóng của Hà Lan là 5 năm một lần. Từ năm 1990, ngày 5 tháng 5 là ngày nghỉ trên toàn quốc Hà Lan. Tuy nhiên, việc nghỉ lễ không phải là bắt buộc. Đối với công chức viên chức, họ được nghỉ nhưng không nhận một ngày lương. Đối với người lao động là việc trong các doanh nghiệp thì cần có sự thoả thuận trước giữa người lao động và người sử dụng lao động. Từ năm 1980, lễ hội Ngày Giải phóng được tổ chức không chỉ ở Amsterdam mà còn được tổ chức ở 12 tỉnh lỵ của Hà Lan, do một Uỷ ban quốc gia điều hành có sự tham gia đóng góp của một đội ngũ các "Đại sứ của Tự do". Cho đến nay, người Hà Lan vẫn có một số ý kiến khác nhau về Ngày Giải phóng của mình vì quá trình đầu hàng của quân Đức tại Hà Lan và Đan Mạch kéo dài từ ngày 4 đến hết ngày 6 tháng 5 năm 1945.<ref>[http://www.volkskrant.nl/binnenland/article197415.ece Hans Wansink. Việc đầu hàng tại Wageningen là bất hợp pháp. Tạp chí ''Time'' 30 tháng 4 năm 2005]</ref><ref>[http://www.volkskrant.nl/archief_gratis/article999831.ece/4,_5_of_6_mei Hans Wansink. Ngày 4, 5 hay 6 tháng 5?. Tạp chí ''Time''. Ngày 3 tháng 5 năm 2005]</ref>
 
Tại Tây Đức, ban đầu, chính quyền Cộng hoà liên bang Đức (Tây Đức) coi ngày 9 tháng 5 là một ngày thất bại của dân tộc. Do đó, họ không tổ chức kỷ niệm. Các căn cứ quân sự của NATO đóng tại Tây Đức như Flensburg, Ramstein... cũng không tổ chức kỷ niệm ngày này. Dần dần, người Đức đã có sự thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của ngày kỷ niệm này. Năm 1985, tổng thống Đức Richard von Weizsäcker có một bài diễn văn kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu và ông đã gọi ngày 9 tháng 5 là ngày giải phóng dân tộc Đức khỏi chủ nghĩa Quốc xã. Ngày 8 tháng 5 năm 2005, nước Đức thống nhất kỷ niệm ngày này với tên gọi: "Ngày dân chủ".<ref>[http://www.bpb.de/publikationen/G1CSW8 60 Jahre Kriegsende, Aus Politik und Zeitgeschichte (APuZ 18-19/2005)]</ref>
Dòng 28:
 
== Ngày 8 tháng 5 là ngày nghỉ lễ ==
[[FileTập tin:V-E-Day Stars and Stripes No 285 Paris 8 May 1945.JPG|nhỏ|phải|256px Tờ báo "Sao và sọc" ''(Stars and Stripes)'' số 285 phát hành tại Paris (Pháp) ngày 8 tháng 5 năm 1945 công bố sự kiện nước Đức Quốc xã đầu hàng không điều kiện]]
 
*Tại [[Vương quốc Anh|Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Irland]], từ dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai ở Châu Âu năm 1995, ngày 8 tháng 5 được coi là ngày nghỉ lễ và thay thế cho ngày nghỉ giao dịch 1 tháng 5 (ngày Quốc tế lao động) trước đó.