Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhóm chỏm cây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Luckas-bot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thêm: pl:Grupa koronna
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
'''Nhóm chỏm cây''' ([[tiếng Anh]]: ''crown group'') là một thuật ngữ sử dụng trong [[phát sinh loài học]]. Nó là nhóm hay nhánh [[đơn ngành]] chứa tổ tiên chung gần nhất của tất cả các [[sinh vật]] còn tồn tại hiện nay và được xem xét trong nhóm đó, cùng tất cả các hậu duệ của tổ tiên chung này (còn tồn tại hay đã tuyệt chủng). Thuật ngữ này do người lập ra công thức [[miêu tả theo nhánh học|hệ thống hóa phát sinh loài]] là [[Willi Hennig]] để ra như một cách thức để phân loại các sinh vật còn sinh tồn hiện nay với các sinh vật đã tuyệt chủng có quan hệ họ hàng (xa hay gần). Các thành viên đã tuyệt chủng trong nhóm chỏm cây là có thể, chẳng hạn chim [[độ độ]] (''Raphus cucullatus''), mặc dù đã tuyệt chủng, nhưng do nó là hậu duệ của tổ tiên chung gần nhất của tất cả các loài chim còn sinh tồn nên nó cũng phải được gộp chung vào nhóm chỏm cây của [[Chim|lớp Chim]] (''Aves'').
[[HìnhTập tin:stemgroups.jpg|nhỏ|phải|460px|Minh họa cho khái niệm nhóm chỏm cây và nhóm thân cây trong phát sinh loài. Phần màu hồng là một nhóm chỏm cây còn phần màu vàng là nhóm thân cây]]
 
Tuy nhiên, ở cấp bậc phân loại cụ thể nào đó thì một số sinh vật lại không nằm trong nhóm chỏm cây và vì thế chúng cần phải có một dạng/loại hệ thống hóa bổ sung để đưa chúng vào. Một ví dụ là [[chim cánh cổ]] (''Archaeopteryx lithographica''), mặc dù rõ ràng là giống như chim, nhưng lại không phải là hậu duệ từ tổ tiên chung gần nhất của tất cả các loài chim còn sinh tồn hiện nay mà lại là cơ bản (nằm ở phần gốc) hơn bất kỳ thành viên nào của nhóm đang xem xét. Những sinh vật như vậy có thể coi là nằm ở [[nhóm thân cây]] (''stem group'') của nhánh. Thuật ngữ này là do nhà cổ sinh vật học Dick Jefferies đưa ra. Trong ví dụ vừa nêu thì ''[[Archaeopteryx lithographica]]'' là loài chim thuộc nhóm thân cây. Tất cả các sinh vật nào đó, nếu có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài chim thuộc nhóm chỏm cây hơn là so với bất kỳ nhóm sinh vật còn sinh tồn nào khác, đều được coi là chim thuộc nhóm thân cây. Do các loài chim còn sinh tồn hiện nay theo định nghĩa trên là thuộc về nhóm chỏm cây của lớp Chim nên có thể suy ra rằng tất cả các thành viên của nhóm thân cây trong lớp Chim là đã tuyệt chủng; và vì thế suy ra là các nhóm thân cây của bất kỳ cấp bậc phân loại nào đều chỉ có các thành viên đã tuyệt chủng.