Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Aziz Nesin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
}}
<!--Hình thiếu thông tin về bản quyền [[Hình:AzizNesin.jpg|nhỏ|200px|Aziz Nesin là nhà văn, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ]] -->
'''Aziz Nesin''', đọc là '''Azit Nexin''' hay '''Azit Nêxin''', (tên khai sinh là '''Mehmet Nusret'''; [[20 tháng 12]] năm [[1915]] &mdash; [[6 tháng 7]] năm [[1995]]) là một nhà văn châm biếm được ngưỡng mộ ở [[Thổ Nhĩ Kỳ]] và là tác giả của hơn 100 cuốn sách.
 
==Tiểu sử==
Dòng 26:
Aziz Nesin là một nhà hoạt động chính trị. Sau cuộc [[đảo chính quân sự năm 1980]] do [[Kenan Evren]] cầm đầu, toàn bộ đất nước, kể cả giới trí thức, bị đặt dưới sự áp bức nặng nề. Aziz Nesin đã lạnh đạo một số trí thức trong hoạt động chống lại chính phủ quân sự, được biết đến với tên gọi ''Aydınlar Dilekçesi'' (Lời thỉnh cầu của trí thức). Ông đã dành trọn những năm cuối đời để chiến đấu chống lại trào lưu chính thống ngu dốt và cuồng tín.
 
Ông đấu tranh cho quyền [[tự do ngôn luận]], đặc biệt là quyền được chỉ trích [[đạo Hồi]] một cách không thảothỏa hiệp. Đầu [[thập niên 1990]], ông bắt đầu dịch cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi của [[Salman Rushdie]] với tựa đề ''[[The Satanic Verses]]''. Việc này đã khiến ông trở thành đích nhắm của những tổ chức Hồi giáo cực đoan đang được sự ủng hộ rộng rãi trong quần chúng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày mùng 2 tháng 7 năm 1993, trong lúc dự lễ hội văn hoá Alevi tại trung tâm Anatolian của thành phố [[Sivas]], một đám đông tạo bởi những người Hồi giáo cực đoan đã tụ tập xung quanh khách sạn Madimak - nơi lễ hội đang được tổ chức. Họ kêu gọi một đạo luật Hồi giáo và cái chết dành cho những kẻ ngoại đạo. Sau nhiều giờ bao vây, đám đông đã đốt khách sạn. Khi ngọn lửa đã nhấm chìm những tầng thấp của toà nhà thì xe cứu hoả mới có thể tiếp cận, và Aziz Nesin cùng nhiều vị khác khác được cứu thoát. Tuy nhiên, 37 người đã thiệt mạng. Sự kiện này được xem như một đòn giáng mạnh vào quyền tự do ngôn luận và [[quyền con người]] tại Thổ Nhĩ Kỳ. Nó đào sâu thêm sự rạn nứt giữa phe tôn giáo và những người có tư tưởng ngoại đạo tại đất nước này.
 
Ngày mùng 6 tháng 7 năm 1995, ngay sau khi ký tên cho một quyển sách, Aziz Nesin đã qua đời do một cơn đau tim. Thi thể ông được chôn cất tại một nơi bí mật trong khu đất của Quỹ Nesin mà không tổ chức bất kỳ nghi lễ nào, thể theo ước nguyện của ông.