Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhật Duật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 68:
Tháng 2 âm lịch năm 1297, vua [[Trần Anh Tông]] sai Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đánh dẹp cuộc nổi dậy ở sách A Lộc.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=207}}
Tháng 1 âm lịch năm [[1302]], vua Anh Tông phong ông làm ''Thái úy Quốc công'', cùng Thống chính thái sư Trần Đức Việp và Nhập nội bình chương [[Trần Quốc Chẩn]] trông coi việc nước.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=216}} Anh Tông rất tin tưởng ông, thường hỏi han ông về việc chính sự. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư thuật lại:{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=241-243}}
:''"Anh Tông muốn tôn Tuyên Từ hoàng thái hậu làm Thái hoàng thái hậu, nhưng chưa biết gia tôn thế nào. Khâm Từ hoàng thái hậu đem việc ấy hỏi ông, ông trả lời là tôn làm thái hoàng thái hậu.''
:''Anh Tông có hai chiếc mũ võ, là mũ đội khi duyệt và giảng võ mà chưa có tên gọi. Khi đi đánh Chiêm Thành, định đội đi, sai Nhật Duật đặt tên, Nhật Duật liền đặt tên một chiếc là Vũ Uy, một chiếc là Vũ Đức. Đến các tên "Toát Trai", "Tư thiện đường" của Đông cung (nhà học của hoàng thái tử gọi là Tư thiện đường, nhà học của Đông thái tử gọi là Toát trai) cũng đều là do ông đặt tên cả."''
Dòng 76:
Năm 1320, Trần Anh Tông truyền ngôi cho thái tử Mạnh, tức vua [[Trần Minh Tông]]. Tháng 4 âm lịch năm 1324, Minh Tông phong Trần Nhật Duật làm ''Tá thánh Thái sư''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=233}} Năm [[1329]], ông lại được thăng lên tước ''Chiêu Văn Đại vương''.
 
Ông là bậc thân vương tôn quý, làm quan qua 4 đời vua, ba lần coi giữ trấn lớn, đã từng là Hoàng tử lưu thủ kinh thành khi các vị Hoàng đế nhà Trần và [[Trần Quang Khải]] tuần du phương Nam. Dù đã có nhiều công lao, lại là Hoàngtôn tửthất nhàhoàng Trầngia nhưng Trần Nhật Duật là người làm việc giỏi và ngay thẳng. Vợ ông là [[Trinh Túc phu nhân]] có lần nhờ ông một việc riêng. Ông gật đầu, nhưng đến khi ra phủ, người giúp việc đem việc ấy ra trình, ông không cho. Do ông giỏi việc chính trị, cho nên dù nhà ông ngày nào cũng tổ chức vui chơi, hát xướng, ông vẫn không bị ai chỉ trích. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: ''"So với [[Quách Tử Nghi]] tột
cùng xa xỉ mà không ai chê, ông cũng gần được như thế"''. {{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=241-243.}}{{sfn|Phan Huy Chú|2007a|p=370}}
 
Trần Nhật Duật là người nhã nhặn, độ lượng, khoan dung, mừng giận không lộ ra sắc mặt. Trong nhà không chứa roi vọt để đánh gia nô, nếu có đánh thì trước khi đánh bao giờ ông cũng vạch tội rõ ràng. Một lần có kẻ kiện gia tỳ của ông với Quốc phụ (tức Quốc phụ thượng tể [[Trần Quốc Chẩn]]). Quốc phụChẩn sai người đến bắt. Người gia tỳ chạy vào trong phủ. Người đi bắt đuổi đến giữa nhà, bắt trói ầm ỹ. Phu nhân khóc, nói: ''"Ông là tể tướng mà Bình chương cũng là tể tướng, chỉ vì ân chúa nhân từ nhu nhược nên người ta mới coi khinh đến nước này"''. Ông vẫn tự nhiên, chẳng nói gì, sai người bảo gia tỳ rằng: ''"Ngươi cứ ra, đâu đâu cũng đều có phép nước"''. Trong một lần khác, một gia nô của ông đang giữ thuyền thì bị gia đồng của Quốc Chẩn đánh. Khi có người thuật lại việc này với ông, ông chỉ hỏi: ''"Có chết không?"'', và sau khi biết là người gia nô chỉ bị thương, ông trả lời: ''"Không chết thì
thôi, mách làm gì!"''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|pp=241-243.}}
 
Năm [[1330]], đời [[Trần Hiến Tông]], Chiêu Văn đại vương Nhật Duật qua đời, hưởng thọ 75 tuổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông gắn liền với giai đoạn vinh quang nhất của nhà Trần. Tài năng, đức độ, sự nghiêm minh ngay thẳng của ông cũng như các tướng văn, võ trong thân tộc nhà Trần cùng thế hệ với ông ([[Trần Hưng Đạo|Trần Quốc Tuấn]], [[Trần Quang Khải]]...) góp phần không nhỏ vào sự tồn tại và hưng thịnh của nước [[Đại Việt]] thời [[nhà Trần]].
 
Sử gia [[Phan Huy Chú]] thời Nguyễn trong sách [[Lịch triều hiến chương loại chí]], mục Nhân vật chí, có nhận xét về Trần Nhật Duật:{{sfn|Phan Huy Chú|2007a|p=370}}
{{cquote|''Ông là thân vương hiển quý trải thờ bốn triều, ba lần lĩnh chức ở trấn lớn. Nhà ông không ngày nào mà không bày ra hát xướng mua vui. Người ta ví ông như [[Quách Tử Nghi]] đời [[nhà Đường|Đường]].''|||Phan Huy Chú}}
 
== Gia đình ==