Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Nhật Duật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 74:
Vua Anh Tông có 3 người con đầu lòng đều chết yểu. Ngày 21 tháng 8 âm lịch năm 1300, hoàng tử thứ 4 là Trần Mạnh ra đời. Do các hoàng tử trước đó đều khó nuôi, Anh Tông đã nhờ [[Thụy Bảo công chúa]] (瑞寶公主; em gái của [[Trần Thánh Tông]]) nuôi hộ Trần Mạnh. Thụy Bảo cho rằng mình đang gặp vận rủi, nên đã trao hoàng tử cho anh là Trần Nhật Duật nuôi. Theo sử cũ, Nhật Duật đã chăm nuôi hoàng tử Mạnh rất chu đáo. Ông còn đặt tên cho hoàng tử là Thánh Sinh (聖生) để giống với con trai mình là ''Thánh An'' (聖安), và con gái là ''Thánh Nô'' (聖奴).{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=215}} Năm 1305, Trần Mạnh được phong làm [[hoàng thái tử]]. Khi Trần Anh Tông đem quân chinh phạt [[Chiêm Thành]] vào tháng 11 âm lịch năm 1311 – tháng 5 âm lịch năm 1312, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật đã cùng với thái tử Mạnh và Nghi Võ hầu Quốc Tú (tướng chỉ huy quân tả hữu Thánh Dực) ở lại giám quốc. Trận này quân Đại Việt thắng lớn, bắt được vua Chiêm là [[Chế Chí]] về kinh sư. Vua Anh Tông không ban thưởng các tướng thắng trận vì cho là công của những người giám quốc như Trần Nhật Duật cũng rất lớn, không thua các tướng trận.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=224}}
 
Năm 1320, Trần Anh Tông truyền ngôi cho thái tử Mạnh, tức vua [[Trần Minh Tông]]. Tháng 4 âm lịch năm 1324, Minh Tông phong Trần Nhật Duật làm ''Tá thánh Thái sư''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=233}} NămĐến ngày 7 tháng 2 âm lịch năm [[1329]], ôngMinh lạiTông đượctruyền ngôi cho thái tử Vượng, tức vua [[Trần Hiến Tông]]. Hiến Tông thăng Nhật Duật lên tước ''Chiêu Văn Đại vương''.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=237}}
 
Ông là bậc thân vương tôn quý, làm quan qua 4 đời vua, ba lần coi giữ trấn lớn. Dù đã có nhiều công lao, lại là tôn thất hoàng gia nhưng Trần Nhật Duật làm việc rất giỏi và ngay thẳng. Vợ ông là [[Trinh Túc phu nhân]] có lần nhờ ông một việc riêng. Ông gật đầu, nhưng đến khi ra phủ, người giúp việc đem việc ấy ra trình, ông không cho. Do ông có tài chính trị, cho nên dù nhà ông ngày nào cũng tổ chức vui chơi, hát xướng, ông vẫn không bị ai coi là phóng dật. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: ''"So với [[Quách Tử Nghi]] tột