Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Römer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: Adding {{Commonscat|Römer, Frankfurt}}
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:Frankfurt Am Main-Römerberg-Westseite-20070607 2.jpg|nhỏ|phải|300px|Römer: Tòa đô chính của [[Frankfurt am Main]]]]
Dãy nhà '''Römer''' (''La Mã'') từ 600 năm nay là tòa thị chính của thành phố [[Frankfurt am Main]] và với đầu hồi mái nhà hình bậc thang cũng là một biểu tượng của thành phố. Ngôi nhà giữa của ba căn nhà nguyên ngày xưa riêng biệt với nhau tại Quảng trường Römerberg thật ra mới là tòa thị chính. Khi bộ máy hành chính thành phố Frankfurt cần một tòa nhà mới, hội đồng thành phố đã mua hai căn nhà dân có tên là ''Römer'' (La Mã) và ''Goldner Schwan'' (Thiên nga vàng) vào ngày [[11 tháng 3]] năm [[1405]] và dời trụ sở về đấy, ngay trong trung tâm của thành phố thời đấy. Mặc dầu đã có nhiều nghiên cứu trong lịch sử nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ tạo sao tòa thị chính lại mang tên là "Römer".
 
Dòng 8:
 
===Mặt ngoài===
[[HìnhTập tin:Balkon am Römer, Frankfurt.jpg|nhỏ|phải|300px|Ban công nhà Römer]]
Mặt ngoài có mái nhà với đầu hồi bậc thang nổi tiếng phản ánh lịch sử của thành phố và của đế quốc La Mã thần thánh. Ở góc trái của ''Alt-Limpurg'' là tượng ''Franfurtia'', hình tượng của thành phố. Ở ngôi nhà giữa Römer là tượng của 4 vị hoàng đế, 2 huy hiệu của thành phố, đồng hồ và một bảng thông tin về ngôi nhà. Bốn vị hoàng đế đó là [[Friedrich I của đế quốc La Mã thần thánh|Friedrich Barbarossa]], vị vua đầu tiên được bầu tại Frankfurt ([[1152]]), [[Ludwig IV của đế quốc La Mã thần thánh|Ludwig người Bayern]], người đã cho phép mở rộng thành phố và mở rộng quyền tổ chức hội chợ ([[1330]]), [[Karl IV của đế quốc La Mã thần thánh|Karl IV]], người với [[Sắc lệnh Vàng]] xác nhận Frankfurt là nơi bầu hoàng đế ([[1356]]) và [[Maximilian II của đế quốc La Mã thần thánh|Maximilian II]], hoàng đế đầu tiên đăng quang trong [[Nhà thờ lớn Frankfurt]] ([[1562]]).
 
Dòng 15:
Sau Đệ nhị thế chiến, mặt ngoài hai căn nhà phía đông bắc ''Frauenstein'' và ''Salzhaus'' đã được tạo dáng khác đi. Các kiến trúc sư đã phác thảo một mặt ngoài hiện đại tuy vẫn giữ nguyên vẹn kích thước trong lịch sử. Họ đã chấp nhận sự sụp đổ của khu phố cổ lịch sử và cố tình chọn một bước khởi đầu mới. Tượng trưng cho sự chọn lựa này là bức tranh khảm chim phượng hoàng tái sinh từ tro tàn. Ba bảng khắc nổi còn lại của ngôi nhà ''Salzhaus'' được tích hợp vào mặt ngoài để khách tham quan nhận thấy được sự mất mát ngay trước mắt.
===Đại sảnh===
[[HìnhTập tin:Frankfurt Am Main-Roemer-Kroenungsdiarium-1742.jpg|nhỏ|phải|Römer lúc Hoàng đế Karl VII làm lễ đăng quang 1742]]
Hai căn đại sảnh ''Römerhalle'' và ''Schwanenhalle'' nằm trong tầng trệt của hai căn nhà ''Römer'' và ''Schwanenhalle'' là các căn phòng lâu đời nhất vẫn còn bảo toàn được của toàn bộ khu nhà Römer và ngày nay có thể trực tiếp đi vào thông qua cổng chính ở mặt nhìn ra Quảng trường Römerberg. Hai phòng này đã gần như không thay đổi 600 năm nay. Trong nhiều thế kỷ nơi đây là nơi trưng bày hàng hóa hội chợ, đặc biệt là hàng hóa của thợ vàng và thợ bạc. Mãi đến năm [[1846]] gian hàng cuối cùng mới được tháo gỡ. Ngay sau Đệ nhị thế chiến, chúng cũng được sử dụng cho mục đích này do hai căn đại sảnh đồ sộ vững chắc này gần như không bị hư hại trong chiến tranh.