Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sao băng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:Meteor_burst.jpg|nhỏ|phải|240px|Mưa sao băng Alpha-Monocerotid, 1995]]
 
'''Sao băng''', hay '''sao sa''', là đường nhìn thấy của các [[thiên thạch]] và vẫn thạch khi chúng đi vào [[khí quyển]] [[Trái Đất]] (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi [[áp suất nén]] khi chúng đi vào khí quyển. (Lưu ý là rất nhiều người cho rằng đó là do [[ma sát]], tuy nhiên ma sát ở các tầng cao của khí quyển là không đủ lớn để có thể làm nóng thiên thạch đến mức phát sáng, do mật độ [[không khí]] ở đây rất loãng). Khi thiên thạch chuyển động với vận tốc [[siêu thanh]], nó sinh ra các [[sóng xung kích]] (''shock wave'') do nó "va chạm" với các "hạt" của khí quyển và nén chúng nhanh hơn so với chúng có thể dãn ra khỏi đường chuyển động của thiên thạch. Với vận tốc cao như vậy, các [[phân tử]] không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng. Những sao băng sáng, thậm chí sáng hơn cả độ sáng biểu kiến của [[Kim Tinh]], đôi khi được gọi là ''quả cầu lửa''.