Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Hạ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: chính tả, replaced: bắt dầu → bắt đầu
n →‎Tôn giáo: replaced: chôn trong → chôn trong using AWB
Dòng 268:
=== Tôn giáo ===
[[Tập tin:二里头三期无圹墓骨架.png|thumb|250px|left|Mộ không huyệt thời kỳ thứ 3 tại di chỉ Nhị Lý Đầu, bộ xương có dấu hiệu vùng vẫy khi bị trói, biểu thị khả năng là tế người.]]
Sức sản xuất thời kỳ viễn cổ thấp kém, ngay cả trong điều kiện thời tiết thuận lợi cũng không thể hoàn toàn tránh được nguy hiểm thiếu lương thực. Nhân dân nhận thấy bất lực trước tình hình, tìm cách thông qua lực lượng tự nhiên siêu việt để đạt đến nguyện vọng chi phối tự nhiên nhằm đảm bảo được mùa. Do đó hi sinh người và động vật để làm hài lòng thiên thần, thử lợi dụng hoạt động tế tự nhằm thoát khỏi áp lực của thế giới tự nhiên đối với sinh tồn của nhân loại. Tế người tại lưu vực Hoàng Hà sớm nhất được biết đến là trong [[văn hóa Tề Gia]] tại thượng du, đương thời thường là vợ tuẫn táng theo chồng, sau phát triển thành nô bộc tuẫn táng, cho rằng linh hồn của thê thiếp và nô bộc có thể phục vụ chủ nhân trong thế giới sau khi chết{{RefTag|name=中国全史宗教史|1={{chú thích sách|title=《百卷本中国全史·远古暨三代宗教史》|author=史仲文、胡晓林 主编|volume=卷五|publisher=人民出版社|year=1994年|language=Trung văn giản thể|isbn=9787010014562}}}}. Văn hóa Nhị Lý Đầu cũng có dấu tích của việc tế người, song quy mô rất nhỏ so với số lượng tế tự hàng trăm người thời Thương. Mộ táng tại di chỉ Nhị Lý Đầu thuộc Yển Sư phân thành hai loại là mộ có huyệt và mộ không có huyệt. Mộ đất một người có huyệt chiếm đa số, người được chôn nằm ngửa và thẳng, hiện tượng bồi táng khá ít{{RefTag|name=偃师二里头考古发掘报告|1={{chú thích sách|title=《偃师二里头1959年~1978年考古发掘报告》|author=中国社会科学院考古研究所|publisher=中国大百科全书出版社|location=中国北京|year=1999年|language=Trung văn giản thể|isbn=7-5000-6197-8}}}}. Ngoài ra, còn có một thiểu số là mộ không huyệt, không có đồ tùy táng, đôi khi có mảnh vỡ đồ gốm, thậm chí có khi đồng táng với thú vật, có thể thấy người được chôn có địa vị xã hội thấp kém, khi còn sống có khả năng là tội nhân, tù binh chiến tranh, hoặc nô bộc. Nhiều người được [[chôn cất|chôn]] trong mộ không huyệt thể hiện dấu hiệu tử vong không bình thường. Thân thể người được chôn có tư thế cực kỳ không tự nhiên, có các dấu hiệu bị trói trước khi chết như hai tay bắt chéo giơ quá đỉnh đầu, đặt trước ngực, hoặc cong về sau lưng, thậm chí còn có một số sọ bị vỡ, thân và đầu tách rời. Có khả năng là chứng cứ về nhân tế, nhân tuẫn thời kỳ Hạ{{RefTag|name=中国全史宗教史}}. Trừ tế người, tế ruộng, thời Hạ còn có hoạt động tế nhà, xung quanh cung điện số 1 kỳ thứ ba của di chỉ Nhị Lý Đầu có một số hố tế tự, phát diện xương các loài thú như chó, lợn{{NoteTag|1=Từ Lương Cao căn cứ vào đây để nghi vấn rằng nền móng số 1, số 2 của di chỉ Nhị Lý Đầu Yển Sư đều không phải kiến trúc cung điện mà là tông miếu, hoặc có thể nói văn hóa Nhị Lý Đầu (văn hóa Hạ) thực hành thế chế tế-chính hợp nhất.{{RefTag|name=徐良高|1={{Cite journal|title=“近年来夏商周考古学研究的主要进展”|author=王巍|journal=《三代考古》|publisher=科学出版社|date=2004年9月|location=中国北京|volume=第一册|pages=第19—20页|language=zh-cn|isbn=7-03-014010-9}}}}}} Còn có năm ngôi mộ táng tại khu sân và hành lang, người được chôn đều tử vong không bình thường, không có vật phẩm tùy táng, huyệt mộ chật hẹp, phá vỡ nền móng cung điện, không xác định được là tế tự dựng móng hay tế tự hoàn thành{{RefTag|1={{Cite journal|title=“二里头遗址宫殿建筑基址初步研究”|author=杜金鹏|journal=《考古学集刊》|publisher=文物出版社|year=2005年|issue=第16集|language=Trung văn giản thể}}}}。
 
Nhân dân viễn cổ khi nướng thịt thú thì phát hiện hiện tượng xương bị vỡ, tạo thành những vết nứt vỡ với hình dạng khác nhau, có phần khó hiểu, khiến người xưa chú ý. Sau này, khi đạt được kết quả viên mãn trong các hoạt động như săn thú, chiến tranh, mọi người bắt đầu liên hệ hai thứ với nhau, xem đó là điềm trước của thần linh với sự vật, tích lũy thành tri thức gọi là chiêm bốc. Do trình tự phức tạp, tri thức nhiều và sâu, nên trong bộ lạc có vu sư chuyên việc xem bói, độc quyền giải thích bốc cốt. Lưu vực Hoàng Hà trong thời kỳ [[văn hóa Long Sơn]] bắt đầu hưng thịnh chiêm bốc{{RefTag|name=中国全史宗教史}}. "Tả truyện" chép rằng triều Hạ có quan lại chiêm bốc{{RefTag|name=哀公十八年|1=《左传·哀公十八年》 dẫn từ 《尚书·夏书》。{{NoteTag|name=《左传》引文}}}}. Toàn kỳ thứ 4 văn hóa Nhị Lý Đầu đều khai quật được bốc cốt bả vai bò, dê, lợn. Những bốc cốt này chỉ bị đốt cháy ở mặt sau, không đâm không đục, chưa khắc chữ, tương đối nguyên thủy hơn so với [[bốc từ]] Ân Khư{{RefTag|name=偃师二里头考古发掘报告}}。