Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Franklin D. Roosevelt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 280:
== Nhiệm kỳ thứ ba, 1941–1945 ==
=== Các chính sách ===
[[Tập tin:Prince of Wales-5.jpg|nhỏ|trái|Roosevelt và [[Winston Churchill]] gặp nhau tại [[Argentia, Newfoundland]] trên chiếnthiết giáp hạm ''[[HMS Prince of Wales (53)|HMS Prince of Wales]]'' trong cuộc họp bí mật năm 1941 để thảo ra Hiến chương Đại Tây Dương.]]
Nhiệm kỳ thứ ba của Roosevelt bị chi phối nhiều bởi [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] tại [[châu Âu]] và tại [[Thái Bình Dương]]. Năm 1938, Roosevelt bắt đầu từng bước tiến hành tái vũ trang Hoa Kỳ vì đang phải đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập từ các lãnh tụ Quốc hội chống đối tái vũ trang như Thượng nghị sĩ [[William Borah]] và Thượng nghị sĩ [[Robert Taft]]. Đến năm 1940, thời điểm thuận lợi vì có sự ủng hộ của lưỡng đảng nên Hoa Kỳ một mặt nới rộng và tái vũ trang [[Lục quân Hoa Kỳ]] và [[Hải quân Hoa Kỳ]], một mặt trở thành "kho thuốc súng của dân chủ" bằng cách trợ giúp Anh Quốc, Pháp, Trung Hoa và (sau tháng 6 năm 1941) Liên Xô. Khi Roosevelt có lập trường cứng rắn hơn đối phó với [[phe Trục]] thì những người theo chủ nghĩa biệt lập trong đó có [[Charles Lindbergh]] và "Ủy ban Mỹ trên hết" (''America First Committee'') công kích tổng thống một cách dữ dội, tố cáo ông là một kẻ hiếu chiến. Không đếm xỉa gì đến những lời chỉ trích đó<ref>Roosevelt đã yêu cầu [[Cục Điều tra Liên bang|FBI]] và [[Internal Revenue Service]] điều tra người đối lập lớn nhất của mình; họ không tìm thấy bằng chứng nào cả. Douglas M. Charles, "Informing FDR: FBI Political Surveillance and the Isolationist-Interventionist Foreign Policy," ''Diplomatic History,'' Spring 2000, Vol. 24 Issue 2, pp 211-32; Charles E Croog, "FBI Political Surveillance and the Isolationist-Interventionist Debate, 1939-1941," ''The Historian'' 54 (Spring 1992): pp 441-458.</ref> và tự tin với những sáng kiến ngoại giao của mình, FDR tiếp tục song song hai chính sách: chuẩn bị sẵn sàng tham chiến và viện trợ cho Đồng minh. Ngày 29 tháng 12 năm 1940, ông gửi tới công chúng Mỹ bài diễn văn "Kho thuốc súng của dân chủ" trong một buổi nói chuyện trên sóng phát thanh. Qua đó ông đưa vấn đề Hoa Kỳ trợ giúp Đồng minh trực tiếp đến công chúng Mỹ. Một tuần sau đó vào tháng 1 năm 1941, ông đọc bài phát biểu nổi tiếng "Bốn tự do" (''Four Freedoms''), nêu thêm vấn đề Hoa Kỳ phải bảo vệ các quyền cơ bản trên toàn thế giới.
 
Dòng 300:
|url=http://www.ibiblio.org/hyperwar/AAF/I/AAF-I-5.html}}</ref>
 
Ngày 4 tháng 12 năm 1941, tờ báo ''[[Chicago Tribune|The Chicago Tribune]]'' tiết lộ "Rainbow Five", một kế hoạch chiến tranh tối mật được phác thảo theo lệnh của Tổng thống Franklin Roosevelt. Kế hoạch "Rainbow Five" kêu gọi tập hợp một lực lượng lục quân gồm 10 triệu binh sĩ nhằm tiến công vào [[châu Âu]] trong năm 1943, chiến đấu bên cạnh Anh Quốc và NgaLiên Xô.<ref>{{chú thích sách |last=Fleming|first=Thomas |title=The New Dealers' War|publisher=Basic Books|năm=2001|place=New York|trang=1}}</ref>
 
Ngày 25 tháng 11, Bộ trưởng Chiến tranh Hoa Kỳ [[Henry L. Stimson]] có viết trong nhật ký rằng ông đã thảo luận với Roosevelt về khả năng lớn xảy ra chiến tranh không thể tránh khỏi với Nhật Bản và rằng "chúng ta nên phải làm sao để đưa họ [(người Nhật]) vào thế khai hỏa trước mà không gây nhiều tổn thất và nguy hiểm cho chúng ta.'"<ref>{{chú thích sách|author=Cumings|title=Bruce: "Parallax Visions: Making Sense of American-East Asian Relations|publisher=Duke|năm=1999|trang=47}}</ref><ref>{{chú thích web|url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,792673,00.html|title=PEARL HARBOR: HENRY STIMSON'S VIEW|publisher=[[Time (tạp chí)|Time Magazine]]|date=1 tháng 4 năm 1946}}</ref>
 
Trợ tá hành chính của Roosevelt vào lúc đó, Jonathan Daniels, đã ghi lại phản ứng của Roosevelt sau vụ tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng như sau - "Cú đánh nặng hơn những gì mà ông (Roosevelt) từng hy vọng đến sự cần thiết của nó.... Nhưng những rủi ro này được đền bù; thậm chí mất mát cũng đáng giá...."<ref>{{chú thích sách|title=''1941: Pearl Harbor Sunday: The End of an Era,'' in "The Aspirin Age - 1919-1941," edited by Isabel Leighton|publisher=Simon and Schuster|place=New York|năm=1949|trang=490}}</ref>
Dòng 314:
Sau khi nhận được thông điệp, Đại tá French đích thân nhận trách nhiệm gửi nó đi. Khi biết hệ thống liên lạc vô tuyến của [[Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ]] đã không còn liên lạc được với Honolulu kể từ khoảng 10:20 sáng, ông liền quyết định rằng cách nhanh nhất để gửi nó đến Hawaii là bằng các phương tiện dịch vụ thương mại; có nghĩa là dùng dịch vụ điện tín "Western Union" đến San Francisco, và từ đó dùng sóng vô tuyến thương mại đến Honolulu. Thông điệp được lưu trữ tại trung tâm truyền tin Lục quân lúc 12:01 trưa (6:31 sáng, giờ Hawaii); được chuyển tải bằng điện tín đến dịch vụ Western Union xong vào lúc 12:17 trưa (6:47 sáng, Hawaii); được dịch vụ RCA Honolulu nhận được vào lúc 1:03 trưa (7:33 sáng, Hawaii); được phòng truyền tin, Đồn Shafter tại Hawaii nhận được vào khoảng 5:15 chiều (11:45 sáng, Hawaii) sau vụ tấn công. Thì ra việc liên lạc điện tín giữa dịch vụ RCA ở Honolulu và Đồn Shafter đã không thực hiện được vào giờ đặc biệt đó nên thông điệp được giao bằng xe đạp và người đưa tin bằng xe đạp này đã phải giao tin vòng vo vì tránh đợt bom nổ đầu tiên.
 
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản [[Trận Trân Châu Cảng|tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng]], phá hủy hoặc làm hư hại 16 chiến hạm trong đó phần lớn là các [[thiết giáp hạm]] của hạm đội, giết chết gần 3000 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ. Trong những tuần sau đó, người Nhật chiếm [[Philippines]] và các thuộc địa của [[Hà Lan]] và Anh Quốc ở [[Đông Nam Á]], chiếm được [[Singapore]] vào tháng 2 năm 1942 và tiến công qua [[Myanmar|Miến Điện]] đến biên giới [[Ấn Độ|Ấn Độ thuộc Anh]] vào tháng 5, cắt đứt đường tiếp tế trên bộ đến Trung Hoa Dân Quốc. Thái độ phản chiến tại Hoa Kỳ biến mất trong đêm và Hoa Kỳ đoàn kết đằng sau Roosevelt. Chính vào thời điểm này, Roosevelt đã đọc bài "Diễn văn Ghê tởm" nổi tiếng trong đó ông nói rằng:''"Ngày hôm qua, 7 tháng 12 năm 1941 — một ngày mà đáng ghê tởm (vì hành động bất ngờ và tàn bạo của Nhật) — Hoa Kỳ bị lực lượng hải quân và không lực [[Đế quốc Nhật Bản]] cố ý và bất ngờ tấn công."''
 
Tuy làn sóng giận dữ lan khắp Hoa Kỳ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng nhưng từ đầu Roosevelt đã quyết định rằng việc đánh bại [[Đức Quốc xã]] là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, quyết định chiến lược "châu Âu trước tiên" của Hoa Kỳ được triển khai một cách dễ dàng hơn khi Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ.<ref>{{chú thích sách|title=Churchill and Roosevelt at War: The War They Fought and the Peace They Hoped to Make|publisher=Sainsbury}}</ref> Roosevelt gặp Churchill vào cuối tháng 12 và hoạch định ra một liên minh không chính thức rộng lớn hơn giữa Hoa Kỳ, Anh Quốc, Trung Hoa và Liên Xô với các mục tiêu như sau: ngăn chặn sự tiến công của Đức vào Liên Xô và Bắc Phi, mở một cuộc xâm nhập vào Tây Âu với mục tiêu đè bẹp Đức Quốc xã giữa hai mặt trận, và cứu Trung Hoa rồi đánh bại Nhật Bản.
Dòng 351:
==Nhiệm kỳ thứ tư và từ trần, 1945 ==
===Những ngày cuối, từ trần và tưởng niệm===
Tổng thống Hoa Kỳ rời [[Hội nghị Yalta]] ngày 12 tháng 2 năm 1945, bay đến [[Ai Cập]] và lên chiếnchiếc tuần dương hạm [[USS Quincy (CA-71)|USS Quincy]] đang hoạt động trên [[Hồ Great Bitter]] gần [[Kênh đào Suez]]. Ngày hôm sau, trên chiếntuần dương hạm ''Quincy'', ông gặp Quốc vương Ai Cập là [[Farouk I]] và Hoàng đế [[Ethiopia]] là [[Haile Selassie]]. Vào ngày [[14 tháng 2]], ông mở một cuộc họp lịch sử với vua Abdulaziz - vị vua khai quốc của [[Ả Rập Saudi]]. Đây là một cuộc họp mang ý nghĩa trọng đại trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi thậm chí cho đến ngày nay.<ref name=saudi>{{chú thích web|url=http://susris.com/2005/02/13/sailor-was-the-piper-of-history-fdrabdulaziz-meeting/|title=Sailor was the piper of history – FDR/Abdulaziz Meeting|publisher=Saudi-US relations Information Service|accessdate = ngày 2 tháng 3 năm 2008}}</ref> Sau một cuộc họp cuối cùng giữa F.D.Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc [[Winston Churchill]], chiến hạmUSS ''Quincy'' khởi hành đi [[Algérie]] và đến nơi ngày 18 tháng 2. Ngày hôm đó, Roosevelt hội ý với các đại sứ Mỹ đặc trách Anh Quốc, Pháp và Ý.<ref name="quincy">{{Chú thích web |url=http://www.multied.com/Navy/cruiser/Quincy.html|title=USS Quincy CA-71 |publisher=Navy History |accessdate = ngày 2 tháng 3 năm 2008}}</ref> Tại Yalta, Lord Moran, y sĩ của Winston Churchill, nói về bệnh tình của Roosevelt như sau: "Bệnh tình của ông rất là nặng. Ông có tất cả triệu chứng của bệnh xơ cứng mạch máu não trong thời kỳ cuối, vì vậy tôi cho rằng ông chỉ còn sống vài tháng".<ref>{{Chú thích sách|title= Franklin Delano Roosevelt|author=Conrad Black|năm=2005|publisher=Public Affairs|isbn=9781586482824|trang=1075}}</ref>
 
[[Tập tin:Franklin D. Roosevelt with King Ibn Saud aboard USS Quincy (CA-71), 14 February 1945 (USA-C-545).jpg|nhỏ|trái|Roosevelt hội kiến với Vua Abdulaziz của [[Ả Rập Saudi]] trên chiến hạm [[USS Quincy (CA-71)|USS ''Quincy'']] trên [[Hồ Great Bitter]]]]