Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Ngọc Phan”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
TVT-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: đưa trang ra khỏi thể loại đổi hướng
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:VuNgocPhan.jpg|nhỏ|150px|Nhà văn Vũ Ngọc Phan]]
'''Vũ Ngọc Phan''' (1902-1987) là [[nhà văn]], nhà nghiên cứu [[văn học hiện đại]] và [[văn học dân gian]] Việt Nam, nguyên Chủ tịch Ủy ban Văn hóa Bắc Bộ (trước 1945), nguyên ủy viên [[Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa]], nguyên Tổng thư ký và Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.
 
Dòng 7:
Từ năm 1929 đến nửa đầu những năm 1940 Vũ Ngọc Phan cộng tác với nhiều tờ báo, tạp chí đương thời như tờ Pháp-Việt, Văn học, Nhật Tân, Phổ thông bán nguyệt san, Trung Bắc tân văn, Sông H­ương, là chủ bút tờ Tuần báo Hà Nội tân văn và chủ trương lập Nhà xuất bản Hà Nội.
 
[[HìnhTập tin:VuNgocPhan - thoi tre.jpg|nhỏ|160px|trái|Vũ Ngọc Phan thời trẻ]]
Bên cạnh hàng trăm bài báo, ông đã dịch và viết dạng phóng tác nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết từ tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngoài ra ông đã biên soạn các cuốn sách ''Nhìn sang láng giềng'' (1941, tập bút ký), ''Thi sĩ Trung Nam'' (1942, viết về một số nhà thơ thời kỳ cận đại ở Trung Bộ và Nam Bộ), ''Con đường mới của thanh niên'' (1944, sách nghiên cứu xã hội, giáo dục), ''Chuyện Hà Nội'' (1944, tập bút ký). Đặc biệt, từ năm 1938 đến năm 1942, Vũ Ngọc Phan đã viết xong bản thảo bộ sách ''Nhà văn hiện đại''. Từ cuối năm 1942 cho đến tháng 10-1945, bộ sách này đã được ra mắt độc giả. ''Nhà văn hiện đại'' gồm bốn tập năm quyển (tập 4 chia làm hai quyển), dày 1.500 trang với 79 tác gia văn học Việt Nam, bao quát một thời kỳ văn học sôi động, phong phú, phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1942.