Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đế quốc Khmer”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Qbot (thảo luận | đóng góp)
n Qbot: Việt hóa
Dòng 37:
Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị [[Suryavarman I]] (trị vì 1010 - 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toán lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh [[Lopburi]] của [[Thái Lan]] ngày nay, về phía nam đến [[eo đất Kra]]. Tại Angkor, việc xây dựng [[Tây Baray]] bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ [[Đông Baray]] với kích thước 8 x 2,2 km.
 
[[Tập tin:AngkorWat 20061209.JPG|thumbnhỏ| [[Angkor Wat, năm 2006]].]]
Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của [[Suryavarman II]]. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: [[Angkor Wat]], là nơi thời thần [[Vishnu]]. Ông đã xâm chiếm [[vương quốc Haripunjaya]] của [[dân tộc Môn]] đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của [[vương quốc Pagan]] ([[Myanma]] ngày nay), phía nam lấn về khu vực [[bán đảo Malay]] đến [[vương quốc Grahi]] (nay là tỉnh [[Nakhon Si Thammarat]] của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của [[Champa]], về phía bắc đến biên giới phía bắc của [[Lào]] ngày nay. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược [[Đại Việt]] là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.