Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trịnh Giang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 65:
Mùa thu tháng 8 ÂL năm [[1732]], Trịnh Giang vì muốn ra uy với thiên hạ, bèn lấy cớ Lê hoàng tư thông với phi tần của [[Trịnh Cương]] rồi truất [[Lê Đế Duy Phường]] làm Hôn Đức công, Thái hậu làm quận quân<ref name="CM37" />. Sau đó triệu 12 người con của [[Lê Dụ Tông|Dụ Tông Hòa hoàng đế]] vào để xem mặt. Lê Duy Tường là con trưởng, được lập làm vua, tức là [[Lê Thuần Tông]]. Đó là ngày [[14 tháng 10]] năm [[1732]].
 
Sau việc đó, Trịnh Giang tự tiến phong Đại nguyên soái, Thượng sư, Uy vương, bổ dụng [[Nguyễn Hiệu]] làm Thượng thư bộ Lễ, vào phủ chúa giữ chức Tham tụng; bãi chức của tể tướng [[Lê Anh Tuấn]] và [[Nguyễn Công Hãng]], chuyển ra địa phương. Tháng 11 ÂL, Trịnh Giang và tay chân vu caocáo [[Nguyễn Công Hãng]] các tội: cùng kết thành bè đảng, Công Hãng mưu tính việc chôn cất hài cốt tiên tổ ở một kiểu đất to; rồi bắt phải tự tử<ref name="CM37" />.
 
Tháng 7 ÂL năm [[1734]], do ghét người quận Vân [[Đỗ Bá Phẩm]], chúa đã truất làm tuần thủ ở Yên Quảng, lại muốn giao cho tể tướng [[Nguyễn Hiệu]] tìm cớ định tội. Hiệu chần chừ nên bị giáng chức, sau đó chúa bắt ép Bá Phẩm phải tự tử. Cuối năm này, Trịnh Giang tự tiến phong Đại nguyên soái, Tổng quốc chính, Thượng sư Thái phụ, Thông Đức Anh Nghị Thánh Công Uy vương, lại giết [[Lê Anh Tuấn]], đốc trấn Lạng Sơn vì nghi ông ta trước kia có mưu đồ phế mình. Mùa thu tháng 9 ÂL năm [[1735]], Trịnh Giang sai giết Hôn Đức công bằng cách thắt cổ.
Dòng 75:
Mùa đông năm [[1729]], Trịnh Giang cho sửa chữa xây dựng hai ngôi chùa Quỳnh Lâm<ref>Ở dưới chân núi Quỳnh Lâm thuộc xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, [[trấn Hải Dương]] (nay là [[Quảng Ninh]]), do thầy chùa [[Minh Không]] thời [[nhà Lý]] dựng lên. Ở đây có viện Quỳnh Lâm, am Bích Động</ref> và Sùng Nghiêm<ref>Ở xã [[Nam Giản]], huyện [[Chí Linh]], tỉnh [[Hải Dương]]</ref>. Sửa chữa xây dựng hai ngôi chùa này, công việc phiền phức nặng nề, phải dỡ lấy gỗ ở phủ Cổ Bi thả xuống sông chở xuôi để cung cấp vào việc xây dựng. Lại hạ lệnh cho dân ba huyện Đông Triều, Thủy Đường và Chí Linh phải gánh vác công việc này, bắt dân khơi đường sông để việc vận tải được lưu thông, dân phải kéo gỗ, xe đá, thường có hàng vạn người làm, ngày đêm không được nghỉ ngơi<ref name="CM37" />.
 
Lúc ấy nhân lâu ngày được bình yên, Trịnh Giang hạ lệnh cho bầy tôi bàn định lễ nhạc. Khi bàn định xong, ngày chúa Trịnh ra coi chầu, phường nhạc sắp hàng ở phủ đường, cửa phủ đường bên tả và bên hữu đã mở, thì bắt đầu cử nhạc, các quan văn quan võ lạy xong, lúc ấy tiếng nhạc sẽ ngừng. Phàm khi chúa đi tuần du hoặc xuất phát quân lính, thì bắn ba tiếng súng, buổi trưa lúc đi nghĩnghỉ, ban đêm lúc đi nằm cũng theo quy tắc như thế; khi ra đi thì có cờ lệnh, phường nhạc chia nhau đi trước dẫn đường... Những buổi không có triều hội, ông thường mời các quan đến cùng ngâm tụng thơ ca, bình luận văn sách và các lối viết chữ; ra đề tại chỗ cho mọi người cùng làm thi và có thưởng. Trịnh Giang còn khuyến khích các nho thần sưu tầm thơ văn.
 
Trịnh Giang thích chơi bời, cung quán chùa chiền xây dựng kế tiếp. Đầu năm [[1736]], chúa cho xây chùa Hồ Thiên<ref>Nay thuộc huyện [[Lạng Giang]], tỉnh [[Bắc Giang]]</ref>, bắt dân phải phục dịch. Từ đường, phủ đệ ở các làng ngoại thích như Tử Dương và MiMy Thữ xây dựng cực kỳ nguy nga đẹp đẽ. Những người xưng là nội sứ tỏa ra bốn phương bắt lấy vật liệu, vì bọn này ức hiếp hà khắc, nên người làm ruộng, người đi buôn mất hết nghề nghiệp. Nhân dân trở nên khốn cùng<ref name="CM38">''[[Cương mục]]'', chính biên quyển 38</ref>.
 
Trịnh Giang có người em thứ ba là [[Trịnh Doanh]], tuổi còn trẻ nhưng có tài kiêm văn võ, được ông rất tin tưởng. Do không tha thiết việc chính sự, nǎm [[1736]] Trịnh Giang phong cho Doanh lúc đó mới 17 tuổi làm Tiết chế thủy bộ chủ quân, chức Thái úy, tước Ân Quốc công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng ba lần, Doanh thay Giang triều kiến trǎm quan ở Trạch Các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay vào ǎn uống, chơi bời, tin dùng hoạn quan Hoàng Công Phụ. Giang cho xây dựng rất nhiều cung quán, chùa chiền rất nguy nga và tốn kém: Chùa Hồ Thiên, hành cung Quế Trạo, Tử Dương, phủ đệ ở các làng họ ngoại như làng Tử Dương, làng My Thữ. Việc xây cất, chơi bời của Trịnh Giang làm tốn kém nhiều tiền của nên Giang ra lệnh tăng các thứ thuế khoá và bắt dân lao dịch nặng nề khiến nhân dân rất bất bình. Bấy giờ trong nước đã nhiều kì thi Đình mà không lấy đỗ Trạng nguyên; nên vào khoa thi năm [[1736]], Trịnh Giang nghe lời nội giám [[Hoàng Công Phụ]] cho triệu sĩ tử vào thi ở phủ đường, cất nhắc [[Trịnh Tuệ]] đỗ cập đệ đệ nhất danh, còn các sĩ tử khác đỗ cập đệ và xuất thân có người cao người thấp khác nhau. Do việc đó mà [[Trịnh Tuệ]] bị mọi người chê bai<ref name="CM38" />.
Dòng 83:
Ngoài ra để có tiền chi xài, Trịnh Giang đẩy mạnh việc buôn bán quan tước. Năm [[1736]], chúa ra lệnh: Quan và dân đều cho phép nộp tiền, sẽ được cất nhắc trao cho chức phẩm: Các viên quan trong triều ban từ lục phẩm trở xuống, ai nộp 600 quan tiền sẽ được thăng chức một bậc; nhân dân, ai nộp 2.800 quan được bổ thụ tri phủ, nộp 1.800 quan được bổ thụ tri huyện<ref name="CM38" />.
 
Trước kia triều đình chỉ có hai ban văn và võ. Đến đây, [[hoạn quan]] [[Hoàng Công Phụ]] lộng quyền, nên vào mùa hạ năm [[1739]], Trịnh Giang đặt ra thêm giám ban, ngang hàng với hai ban trên; hạ lệnh: ai thi khảo trúng cách sẽ được trao cho quan chức. Các quan lấy thế làm hổ thẹn, nhưng không ai dám nói<ref name="CM38" />.
 
Tháng 9 ÂL năm [[1739]], Trịnh Giang tiến xưng là Bác Đạt Mậu Hòa Tuy Du Dụ Nghĩa Trịnh vương. Khi đó đang tuần du ở xã Quế Trạo<ref>Nay thuộc huyện [[Hiệp Hòa]], tỉnh [[Bắc Giang]].</ref>, là quê hương [[Hoàng Công Phụ]]. Chúa mật sai [[Nguyễn Trác Luân]] và [[Trần Văn Hoán]] từ kinh sư chạy trạm lên, nói thác ra rằng sứ thần [[nhà Thanh]] sang nước ta, phong cho Giang làm An Nam thượng vương, ngang hàng với vua [[nhà Lê]]<ref name="CM38" />.
Dòng 116:
 
Dưới đây là lời cẩn án trong [[Khâm định Việt sử thông giám cương mục]]{{cần số trang}} thời Nguyễn:
:''Trịnh Giang bạo nghịch giết vua, cũng như [[Vương Mãng]], [[Đổng Trác]] [[nhà Hán]]. Có người nói "Đế Duy Phường là con của người khác". Câu nói ấy chẳng qua kẻ bè đảng với họ Trịnh bịa ra để gở tội cho Giang mà thôi. Tra trong Ngọc Phả nhà Lê nói: "Duy Phường là con của Dụ Tông". Thế hệ nhà Lê nói: "Giang vu cho nhà vua thông gian với vợ Trịnh Cương mà phế truất đi". Ngọc Phả và Thế Hệ đều chép rành rành như thế, có thể dùng làm chứng cớ. Thế mà người tục biên Lê Sử lại nói rằng: "Nhà vua hoang dâm càn rỡ không kiêng kỵ gì", nhưng họ không nêu rõ được sự việc. Chép như thế là hồ đồ, họ theo ý riêng mình mà múa mép câu văn, toan đem việc ấy để buộc tội Duy Phường. Tội Trịnh Giang phải trừng trị không tha thứ được mà người tục biên Lê Sử chép như thế, thì còn có thể gọi được là bộ sử đáng tin không? Lại còn việc này nữa: Duy Tường là con trưởng, Cương phế truất đi mà lập Duy Phường; Duy Phường đã lên ngôi vua rồi, Giang lại phế truất đi mà lập Duy Tường. Sử cũ chép về việc truất bỏ Duy Phường thì nói: "Lễ số gia ân đều xén bớt"; về việc lập Duy Tường thì nói: "Dẫn hoàng tử vào trong phủ để xem mặt". Vua tôi là nghĩa lớn, bỏ vua này lập vua kia là việc lớn. Lúc ấy, mũ và giầy lộn ngược như thế, cũng có phải tội lỗi chỉ tại một mình họ Trịnh đâu!''.<ref>[Sự thật về vụ án vua thông dâm với vợ chúa http://khoevadep.com.vn/tham-cung-bi-su/su-that-ve-vu-an-vua-thong-dam-voi-vo-chua-17871.html]</ref>
 
== Hậu duệ ==
''' Vợ '''
*Lê Thị Ngọc Thanh (người thôn Hạ Đình, xã Nhân Mục, huyện Thanh Trì)
''' Con trai '''
*Đức Yến Đô vương [[Trịnh Bồng]]