Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 27:
==== Với Chân Lạp ====
[[Tập tin:ChanLapProtectorate.png|nhỏ|phải|250px|Lãnh thổ bảo hộ Chân Lạp 1818-1863]]
Khi Gia Định bị thất thủ, quyền bảo hộ nước Chân Lạp thuộc về nước Tiêm La. Đến năm đinh mão (1807), [[Nặc Ông Chân]] bỏ [[Tiêm La]] xin về thần phục vua Việt Nam, theo lệ cống tiến, cứ ba năm một lần. Đồ cống vật gồm: voi đực cao 5 thước 2 con; sừng tê giác 2 chiếc; ngà voi 2 cái; hột sa nhân 50 cân; đậu khấu 50 cân; hoàng lạp 50 cân; cánh kiến 50 cân; và sơn đen 20 lọ.<ref>{{harvnb|Trần Trọng Kim|1971|p=174}}</ref>
Khi vua Gia Long lên ngôi, nước [[Cao Miên]] tuy mất [[Thủy Chân Lạp]] cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp<ref name=vslTTK191/>.
Khi vua Gia Long lên ngôi, nước [[Cao Miên]] tuy mất [[Thủy Chân Lạp]] cho người Việt nhưng vẫn phải chịu thần phục. Thời Minh Mạng, sau khi phá được quân Xiêm, Tướng Trương Minh Giảng và tham tán Lê Đại Cương lập đồn đóng quân ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp<ref name=vslTTK191/>.
 
Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân mất, không có con trai nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp làm quan cho người Việt. Năm sau, Trương Minh Giảng lập công chúa Angmey, con của Nặc Ông Chân, còn gọi là Ngọc Vân công chúa, làm quận chúa. Ông đổi nước Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan coi sóc mọi việc quân sự và dân sự<ref name=vslTTK191/>.