Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Làng Cót”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ngokhong (thảo luận | đóng góp)
Ngokhong (thảo luận | đóng góp)
Dòng 2:
 
== Lịch sử ==
Làng Yên Quyết, với cái tên [[Kẻ Cót]] vốn xưa chỉ là một và có từ lâu đời, đến thời [[nhà Lý]] nơi đây gắn liền với câu truyện lịch sử nhuốm màu huyền thoại, đó là cuộc thi đấu pháp thuật, ân oán giữa hai pháp sư (thiền sư và đạo sĩ) [[Từ Đạo Hạnh]] (người làng Láng (Yên Lãng), nhưng quê mẹ làng Cót (Yên Quyết)) và Lê Đại Điên (người làng Yên Quyết), trong việc đầu thai làm [[thái tử]] nhà Lý<ref>''Việt điện u linh'', Sự tích đại thánh Từ Đạo Hạnh, trang 140-149.</ref>. Đến thế kỷ 13, thời Lý - Trần, cùng với việc du nhập nghề làm giấy, làng Cót tức làng Yên Quyết phát triển thành hai vùng với sự phân công lao động trong nghề giấy truyền thống. Nửa trên của làng về phía bắc gần cầu Giấy chuyên nghề làm giấy từ nguyên liệu là vỏ cây dó, với thứ [[giấy dó]] chất lượng không cao làm từ những miếng đầu mặt của vỏ cây dó, gọi là giấy xề<ref>Cuốn Truyện các ngành nghề của Tạ Văn Phong, Nguyễn Quyang Vinh, Nghiêm Đa Văn, bài Nhịp chày Yên Thái và những trang giấy thanh tân, các trang 85, 86, 93.</ref>. Nửa dưới làng dưới nằm ở phía Nam bắt đầu từ cầu Cót trở xuống chuyên làm một thứ sản phẩm là đầu ra của nghề giấy, đó là nghề làm vàng mã. Dần dần, từ một làng Yên Quyết-Kẻ Cót, tách thành hai làng Thượng Yên Quyết (Cót Thượng sau gọi là làng Giấy) và Hạ Yên Quyết (Cót Hạ vẫn được giữ tên gọi là làng Cót). Và cũng chính vì có nghề làm giấy ở làng Thượng Yên Quyết, cũng có ở làng Dịch Vọng Tiền kề bên (nằm ở phía Bắc), mà cây cầu nằm ở gần vùng giáp ranh giữa hai làng Thượng Yên Quyết và Tiền Dịch Vọng mới được gọi là [[cầu Giấy]].
[[Tập_tin:Caugiay1884-85.jpg|nhỏ|phải|Cảnh cầu Giấy (làng Thượng Yên Quyết), vào năm 1884-1885]]
''Xem thêm [[làng Giấy]].''