Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngôn ngữ cơ thể”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 25:
 
==Đặc điểm==
Thuật ngữ "body language" hoặc non-verbal language được dịch ra tiếng Việt với nhiều từ khác nhau: Ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ phi lời nói… Theo thiện ý cá nhân, tôi cho là từ "ngôn ngữ thân thể" là dịch đầy đủ nghĩa nhất, tuy rằng nó có vẻ dịch theo từ một (word by word, mot par mot).
Từ "Ngôn ngữ thân thể", cũng như nguyên gốc tiếng Anh của nó, có nghĩa là loại ngôn ngữ giao tiếp bằng những động tác của các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Từ ngữ nghĩa này, chúng ta có rất nhiều loại ngôn ngữ thân thể: ngôn ngữ cái bắt tay, ngôn ngữ đôi tay, ngôn ngữ cặp mắt, ngôn ngữ đôi vai, ngôn ngữ cặp lông mày, ngôn ngữ tư thế đứng, tư thế ngồi…
 
Ngôn ngữ thân thể là công cụ hỗ trợ mà ai cũng có bẩm sinh. Động vật, vốn kém phát triển về ngôn ngữ lời nói, nên cần phải sử dụng ngôn ngữ thân thể thường xuyên hơn. Khi nói chuyện với bạn bè ngoài quán cà phê, bạn sử dụng nó rất nhuần nhuyễn, nhưng khi đứng trên bục thuyết trình bạn lại cảm thấy tay chân thừa thải. Tại sao vậy? Vì bạn thiếu tự tin. Những nghiên cứu về ngôn ngữ thân thể trong kỹ năng thuyết trình sẽ giúp bạn nhìn lại vấn đề, hệ thống hóa các kỹ thuật để giúp kỹ năng về ngôn ngữ thân thể của bạn được phát huy hết tác dụng của nó.
Một thuyết trình viên được đánh giá là "diễn cảm" bởi vì họ đã dùng ngôn ngữ thân thể một cách hiệu quả để hỗ trợ cho lời nói. Người ta đã đúc kết rằng: Trong giao tiếp, chỉ có 35% thông tin được truyền tải qua lời nói mà thôi, 65% còn lại được thể hiện qua ngôn ngữ thân thể ([[Edward T. Hall]]).
 
=== Các chuyển động của đôi tay ===