Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Kính Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 63:
Mùa hạ năm [[1619]], Lê Kính Tông vì thấy [[Trịnh Tùng]] chuyên quyền quá lắm, nên không chịu được. Biết con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân tranh ngôi với Trịnh Tráng, nên nhà vua bàn mưu với Xuân giết chúa, rồi quyền bính sau này sẽ trao cho Xuân. Xuân nghe tin chúa sẽ ra bến Đông Hà xem đua thuyền, bèn sai thuộc hạ là Văn Đốc đặt địa lôi và phục súng ở cạnh ngã ba đường. Quả nhiên chúa có đến lầu ở bờ sông. Khi về, thường chúa cưỡi voi. Hôm ấy, chúa thấy trong lòng không yên, cho voi ngựa và nghi vệ đi trước, còn tự mình ngồi kiệu đi sau. Đến chỗ ngã ba, có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng tía. Vội sai truy bắt, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng, đem về phủ tra hỏi, y khai ra nhà vua cùng Vạn quận công (Xuân). Chúa sai Trấn quận công [[Trịnh Lâm]] và Nhạc quận công [[Bùi Sĩ Lâm]] vào điện xét hỏi tả hữu, thì biết hết sự trạng.
 
Ngày [[23 tháng 6]], Trịnh Tùng ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan; thân bưng mâm vàng trầu cau bước ra, khóc mà nói rằng:
:''Thời kỳ họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã bảy mươi. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này''.
 
Các thần liêu văn võ ai cũng phẫn uất. [[Nguyễn Danh Thế]], [[Lê Bật Tứ]], [[Nguyễn Duy Thì]] đều kiên quyết nói: "Con bất hiếu thì phải giết, vua vô đạo thì phải phế" và xin cho Xuân được tự tử. Lại theo việc trước đây Y, Hoắc đã làm. Chúa đáp:
:''Đây là việc lớn, các ông chớ nên khinh suất''.
 
Nguyễn Danh Thế xin bắt Trịnh Xuân, bãi hết quan tước, binh quyền, giam vào nội phủ. Chúa nghe theo và còn giết bọn Văn Đốc. Nhà vua nói với Đoan Từ hoàng hậu [[Trịnh Thị Ngọc Trinh]] (con gái của chúa):
:''Trẫm còn mặt mũi nào trông thất vương phụ nữa?''.
 
Rồi tự thắt cổ chết, khi đó mới có 31 tuổi. Chúa nghe tin rất sửng sốt, thương xót. Sớm hôm sau gọi các bề tôi vào nói:
:''Tai biến của trời không phải vô cớ mà sinh ra, không ngờ nay lại thấy việc này. Nên làm sao bây giờ?''
 
Các quan hô rằng:
:''Thánh thượng chí đức. Nhà vua làm điều vô đạo, tự dứt với mệnh trời, thì lễ tang tế nên tước giảm bớt đi''.
 
Chúa bảo:
:''Lòng ta không nỡ''.
 
Và sai vẫn dùng lễ đối với thiên tử. Triều đình bàn không nên đưa vào thờ ở thái miếu mà lập một điện riêng để thờ cúng, dâng thuỵ là "Giản Huy Đế" táng ở lăng Bố Vệ. Mãi đến năm [[1631]], triều đình mới dâng tôn hiệu là Kính Tông Huệ hoàng đế.
 
Sau khi Giản Huy đế mất;, trong tôn tộc còn có cháu đích của Anh Tông, con Bản quốc công Lê Bách là Cường quận công Lê Duy Trụ lấy con gái của thế tử Tráng, cũng có ý muốn lên ngôi. Hoàng hậu khóc với chúa rằng:
:''Tiên quân có tội, chứ đứa con có tội gì? Sao lại bỏ con của con mà đi tìm người khác. Nếu phụ vương lập nó, thì đến muôn đời sau kẻ làm vua vẫn là con cháu của phụ vương vậy''.
 
Chúa mới quyết định, sai đại thần và bách quan rước hoàng trưởng hoàng tử [[Lê Duy Kì]] tới điện Cần Chánh lên ngôi, tức là [[Lê Thần Tông]].
 
== Nhận định ==