Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tổ chức xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 53:
Tổ chức tự nguyện hoạt động dựa vào những thành viên không hưởng lương, tổ chức này thiếu một cơ cấu chắc chắn hoặc một hệ thống quyền lực cưỡng bức. Do tính chất tự nguyện này, mà tổ chức tự nguyện hành động không bị ràng buộc chặt chẽ, cho nên tổ chức tự nguyện thường thu hút đông đảo thành viên. Và cũng chính vì sự đông đảo này, nên tổ chức tự nguyện thường có khả năng tạo ra những nguồn kinh phí lớn nhờ vào sự đóng góp, tài trợ. Tổ chức tự nguyện có thể phát triển thành những tổ chức phức tạp được gọi là [[bộ máy quan liêu]]. Thực tế cho thấy rằng, tổ chức tự nguyện (Hiệp hội những người chăn nuôi, Hội đồng hương, Hội phụ huynh,...) là những tổ chức không thể thiếu trong đời sống xã hội. Nó đáp ứng được một phần nhu cầu tổ chức hoạt động đời sống của các thành viên trong xã hội, đồng thời vẫn tôn trọng tự do cá nhân của các thành viên trong tổ chức.
 
====''Tổ chức biệt lập (Total institution)''====
Tổ chức biệt lập là một dạng tổ chức xã hội nằm trên một cực đối lập so với các hiệp hội, tổ chức tự nguyện. Sự đối lập này thể hiện ở chỗ, các tổ chức tự nguyện được lập ra nhằm mục đích phục vụ và thúc đẩy những hoạt động và lợi ích của các thành viên, trong khi các tổ chức biệt lập được lập ra để đáp ứng phục vụ cho lợi ích của chính phủ, của tôn giáo, hay là của xã hội nói chung. Đặc trưng quan trọng nhất của tổ chức này là các thành viên của tổ chức bị cô lập, tách biệt khỏi xã hội. Phần lớn các thành viên của tổ chức biệt lập không phải là tự nguyện, thậm chí có một số trường hợp do cưỡng bức, như nhà tù thì tù nhân trở thành thành viên hoàn toàn miễn cưỡng và do luật pháp quy định. Xã hội và các tổ chức biệt lập đặt ra nhiều luật lệ, quy tắc để duy trì trật tự, đồng thời khiến các thành viên phụ thuộc lẫn nhau. Tổ chức biệt lập có cơ cấu quan hệ phân hóa trên - dưới rất chặt chẽ.
;''Tổ chức biệt lập được chia thành bốn loại sau''