Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quyền lực xã hội”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Dòng 3:
Một trong các lý do để tổ chức tồn tại và phát triển là sự phân chia quyền lực. Nhưng quyền lực còn tồn tại tất cả trong các nhóm xã hội kể cả giai cấp, gia đình, thân tộc, bạn bè, v.v... Khi chúng ta tham gia vào quan hệ quyền lực lập tức chúng ta sẽ bị hạn chế mức độ tự do hành động so với mức tự do hành động trước đó, mặt khác đồng thời chúng ta cũng sẽ được mở rộng thêm những mức tự do mới mà trước đó chúng ta chưa hề có. Ví dụ, một người lao động tự do chỉ phải tuân theo những quy định của pháp luật. Nhưng khi anh ta vào làm việc tại một công ty nào đó thì anh ta một mặt không được tự do như khi làm việc mà phải tuân theo những quy định của công ty về giờ làm việc, về tốc độ, về chất lượng, v.v...; nhưng mặt khác, anh ta cũng có thể được tham gia vào những điều mà trước đó anh ta không được phép làm, có được những thông tin mà trước đó anh ta không hề có. Tất nhiên, những cái bị giới hạn và những cái được mở rộng không phải như nhau. Do đó, việc so sánh giữa cái ''"được"'' và cái ''"mất"'' khi tham gia vào các quan hệ quyền lực sẽ giúp cho các quyết định có tham gia vào nó hay không.
 
Thông thường, mức tự do hành động của chủ thể quyền lực rộng hơn khách thể quyền lực. Do vậy, nhìn từ góc độ chủ thể đến khách thể quyền lực thì quyền lực là sự lãnh đạo, phục tùng; là cái ''"được"'' của chủ thể quyền lực nhiều hơn cái ''"mất"''. Chình vì lẽ đó, việc trở thành một chủ thể quyền lực là một ham muốn phổ biến trong xã hội. Hơn thế nữa, quyền lực đã trở thành một giá trị xã hội.
 
==Xem thêm==