Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tại Giao Chỉ: replaced: 1 trong → một trong using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
Hiện vẫn chưa định được chính xác thời điểm [[phật giáo|đạo Phật]] bắt đầu truyền vào [[Việt Nam]] và '''[[Phật giáo Việt Nam]]''' đã thành hình như thế nào. Một nghiên cứu cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, đánh dấu bằng truyện ''"Nhất Dạ Trạch"'' trong tập ''[[Lĩnh Nam chích quái|Lĩnh Nam trích quái]]'' kể lại việc [[Chử Đồng Tử]] được học đạo Phật với một nhà sư tên là [[Phật Quang]].<ref name=LMT>http://www.thuvienhoasen.org/u-lspgvn1.htm</ref>
 
----
== Lịch sử ==
=== Thời kì đầu: đạo Phật truyền vào Việt Nam ===
Dòng 35:
 
==== Thời nhà Đường ====
[[Tập tin:Huineng Cut Bamboo.jpg|nhỏ|trái|120px|Ngài [[Huệ Năng]], tổ sư Thiền nam tông có nhiều ảnh hưởng tại [[Giao Châu]] đời Đường.]]
Vào năm 820, thiền sư [[Vô Ngôn Thông]] vốn là đồ đệ sư [[Bách Trượng Hoài Hải]] mang theo tư tưởng "đốn ngộ" của Nam tông do ngài [[Huệ Năng]] sáng lập vào nơi này. Ông cùng với thiền sư [[Tì-ni-đa-lưu-chi]] và thiền sư [[Thảo Đường]] sau này được ''[[Thiền Uyển Tập Anh]]'', một cổ thư xưa nhất của Thiền tông Việt Nam, xem là tổ sư của ba Thiền phái lớn tại xứ này.
 
Dòng 43:
 
Sách ''Ðại Ðường Cầu Pháp Cao Tăng Truyện'' của [[Nghĩa Tịnh]] (682 - 727) có chép tiểu sử sáu vị tăng sĩ Việt Nam từng qua Ấn Ðộ du học vào cuối thế kỷ thứ bảy đầu thế kỷ thứ tám. Ðó là các vị: Vận Kỳ, Giải Thoát Thiên, Khuy Xung, Huệ Diệm, Trí Hành, Ðại Thừa Ðăng.
{{cquote|
 
<blockquote>
* Pháp sư [[Vận Kỳ]] từng vân du với thiền sư Ðàm Nhuận người [[Tên gọi Trung Quốc|Trung Hoa]], Ðàm Nhuận cũng từng lưu lại Giao Châu một thời gian. Vận Kỳ giỏi [[Tiếng Phạn|Phạn ngữ]] và [[Tiếng Trung Quốc|Hán ngữ]]. Ông thọ giới cụ túc (tỳ khưu) với Jnanaphadra (Trí Hiền) ở đảo [[Java]]. Tại đây thiền sư Hội Ninh người Trung Hoa đang dịch với thầy ông là Jnanaphadra cuốn ''Ðại Niết Bàn'' của hệ phái [[Đại thừa]]. Dịch xong hai ông nhờ Vận Kỳ đem về dâng cho vua Ðường. Vận Kỳ ghé qua Giao Châu trước khi qua Ðường trao kinh, rồi lại trở lại Giao Châu thuyết pháp cho cả hai giới tăng và tục. Sau đó, Vận Kỳ trở lại Java. Ông gặp thầy là Jnanaphadra, nhưng không gặp Hội Ninh, vì ông này đã đi Ấn Ðộ. Nghĩa Tịnh cho biết ông đã gặp Vận Kỳ ở Ấn Ðộ khi ông khoảng 30 tuổi.
* Pháp sư [[Giải Thoát Thiên]] từng qua Ấn Ðộ bằng đường thủy, tham bái Bồ Ðề Ðạo Tràng (Ðại Giác Tự) và các thánh tích quanh đó. Tên Phạn ngữ của ông là Mộc Xoa Ðề Bà (Moksadeva). Ông mất lúc khoảng 25 tuổi.
Hàng 50 ⟶ 49:
* Pháp sư [[Huệ Diệm]] là đệ tử của thiền sư Vô Hành người Trung Hoa. Ông họ Hứa, đã cùng du hành đi Tích Lan và ở luôn tu học tại đây.
* Pháp sư [[Trí Hành]] người Ái Châu (Thanh hóa), tên Phạn ngữ là Bát Nhã Ðề Bà (Prajnadeva). Ông đi Ấn Ðộ bằng thuyền và chiêm bái đủ các Phật tích. Ông đi lên miền bắc vùng sông Hằng và ở tại đó tu chùa Tín Giả. Ông viên tịch ở đây lúc 50 tuổi.
* Thiền sư [[Ðại Thừa Ðăng]], tên Phạn ngữ là Ma Ha Dạ Na Bát Ðịa Dĩ Ba (Mahayanapradipa). Ông xuất gia ở Dvararati, Ấn Ðộ; sau đó theo sứ thần nhà Ðường là Diệm Tự về [[Trường An]]. Tới chùa Từ Ân ông gặp pháp sư [[Huyền Trang]] xin thọ giới tỳ kheo. Sau một thời gian tu học, ông trở về Giao Châu rồi lại đi Tích Lan bằng đường biển. Sau đó ông tới Nam Ấn Ðộ, rồi đi thẳng lên miền Ðông. Ông ở lại đây 12 năm, học thông Phạn ngữ. Ông đã chú giải tác phẩm Duyên Sinh Luận (Nidana-sastra) và một số kinh điển khác. Khi Nghĩa Tịnh sang Ðông Ấn Ðộ thì gặp ông. Nghĩa Tịnh rủ ông cùng đi về miền Trung, trước là tới học viện [[Na Lan Ðà]] (Nalanda), rồi Vajrasana rồi Vaisali, và Kusinara nơi đức Phật nhập diệt. Ông ở lại đây tu học, thỉnh thoảng lại vân du, cuối cùng mất ở đây tại chùa Prinirvana lúc tuổi chừng quá 60.}}
</blockquote>
 
Sách ''Ðại Ðường Câu Pháp Cao Tăng Truyện'' cũng có ghi chép tiểu sử một số thiền sư Trung Hoa trên đường đi Ấn Ðộ đã từng ghé lại [[Giao Châu]]. Ðó là các vị Minh Viễn, Huệ Mạng, Vô Hành, Ðàm Nhuận, và Trí Hoằng. Ngoài ra còn có một vị thiền sư người Khương Cư tên [[Samghavarma]] (Tăng Già Bạt Ma) đã từ Trung Hoa sang Giao Châu mục đích để đi hái thuốc cho vua Đường. Ông tới đây vào lúc nạn đói đang hoành hành, người và vật chết như rạ. Ông phân phát thực phẩm và y dược ngay giữa đường cho những người đói và bệnh. Xúc động về cảnh khổ, ông thường vừa lo việc cứu trợ vừa khóc, khiến người bấy giờ thường gọi ông là "vị Bồ Tát hay khóc". Ông bị nhọt ở chân và chết lúc 60 tuổi.