Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Rondano (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 15:
Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sản xuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất. Trước vấn đề của giới chủ và công nhân, Adam Smith đã viết: "''giới công nhân muốn đòi nhiều, giới chủ nhân muốn trả ít''". Tác giả đã có cảm tình với giới công nhân bởi vì lương bổng cao sẽ khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hữu hiệu hơn. Đồng thời, tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệp bất công vào quyền lợi khi người công nhân ký [[hợp đồng]] làm việc, chọn nghề hay đổi nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao.
 
Phần chính của tác phẩm là quyển IV có tên là "Về các hệ thống kinh tế chính trị". Tại đây, tác giả cứu xét hai hệ thống: hệ thống thương mại và hệ thống nông nghiệp và phần nông nghiệp chỉ dày bằng 1/8 của phần thương mại. Adam Smith đã làm phát triển các nguyên tắc [[tự do kinh doanh]] và tất cả các hoạt động kinh tế dẫn tới [[tự do thương mại]] bên trong cũng như bên ngoài, bởi vì nhờ nền thương mại không bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia có thể phát triển toàn diện. Khác với trường phái trọng thương, Adam Smith cho rằng khi một quốc gia có nhiều vàng bạc hơn chỉ dẫn đến giá của hàng hóa tăng lên, giá trị vàng bạc giảm xuống trong khi tự do thương mại sẽ đem đến cơ hội tăng thêm số lao động và kỹ thuật sản xuất, đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên. Tất cả những yếu tố này dẫn đến sản lượng quốc gia tăng khiến xã hội trở nên giàu có hơn.
 
==Xem thêm==