Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Astoria (CA-34)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 69:
 
=== Mở màn Chiến tranh Thế giới thứ hai ===
Sau khi sự căng thẳng leo thang tại Thái Bình Dương làm tăng mối lo ngại về việc phòng thủ tại các căn cứ xa xôi của mình vào đầu [[tháng 12]] năm [[1941]], [[Đô đốc]] [[Husband E. Kimmel]], Tổng tư lệnh [[Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ|Hạm đội Thái Bình Dương]], ra lệnh cho các lực lượng tăng cường, dưới dạng máy bay của Thủy quân Lục chiến, được chuyển đến [[đảo Wake]] và Midway. ''Astoria'' khởi hành vào ngày [[5 tháng 12]] trong thành phần hộ tống cho Lực lượng Đặc nhiệm 12 của [[Chuẩn Đô đốc]] [[John H. Newton]], được xây dựng chung quanh chiếc tàu sân bay [[USS Lexington (CV-2)|''Lexington'']]. Khi lực lượng đặc nhiệm đã ra khơi, liên đội không lực của ''Lexington'' cùng 18 máy bay [[SB2U Vindicator|SB2U-3 Vindicator]] của Phi đội Tuần tiễu Ném bom Thủy quân Lục chiến 231] (VMSB-231) được gửi đến Midway đã hạ cánh trên [[sàn đáp]] của chiếc tàu sân bay.
 
Khi [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản|Hải quân Nhật]] [[tấn công Trân Châu Cảng]] vào sáng ngày [[7 tháng 12]], ''Astoria'' đang ở cách khoảnngkhoảng 1.100 km (700 dặm) về phía Tây Hawaii và đang hướng đến Midway cùng Lực lượng Đặc nhiệm 12. Lúc 09 giờ 00 ngày hôm sau, tàu tuần dương hạng nặng [[USS Indianapolis (CA-35)|''Indianapolis'']], [[soái hạm]] của [[Phó Đô đốc]] [[Wilson Brown]], Tư lệnh Lực lượng Tuần tiễu, gia nhập Lực lượng Đặc nhiệm 12, và Brown tiếp nhận quyền chỉ huy. Nhiệm vụ vận chuyển bị hủy bỏ, và Lực lượng Đặc nhiệm 12 trải qua những ngày tiếp theo truy lùng trong khu vực Tây Nam đảo Oahu với nhiệm vụ "đánh chặn và tiêu diệt mọi tàu bè đối phương chung quanh Trân Châu Cảng...."
 
Chiếc tàu tuần dương đi vào Trân Châu Cảng cùng với lực lượng của ''Lexington'' vào ngày [[13 tháng 12]], nhưng nó lại trở ra khơi vào ngày [[16 tháng 12]] để gặp gỡ và hộ tống một đoàn tàu vận tải bao gồm [[tàu chở dầu]] [[USS Neches (AO-6)|''Neches'' (AO-6)]] và [[tàu chở thủy phi cơ]] [[USS Tangier (AV-8)|''Tangier'' (AV-8)]] nhằm mục đích giải vây cho [[đảo Wake]]. Tuy nhiên, khi hòn đảo này rơi vào tay quân Nhật ngày [[23 tháng 12]], lực lượng này được gọi quay trở về. ''Astoria'' tiếp tục ở lại ngoài biển cho đến xế trưa ngày [[29 tháng 12]], khi nó quay về Oahu. Đang khi thả neo tại Trân Châu Cảng, khoảng 40 thủy thủ của thiết giáp hạm [[USS California (BB-44)|''California'']] được cho chuyển sang ''Astoria''. Họ nằm trong số người sống sót vào ngày [[7 tháng 12]], khi ''California'' bị đánh chìm trong cuộc tấn công.
 
''Astoria'' lại rời Trân Châu Cảng vào sáng ngày [[31 tháng 12]] cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 11, được hình thành chung quanh tàu sân bay [[USS Saratoga (CV-3)|''Saratoga'']], và tiếp tục trực chiến ngoài biển trong mười ngày đầu của [[tháng 1]] năm [[1942]]. Vào ngày [[11 tháng 1]], [[tàu ngầm]] Nhật [[I-6 (tàu ngầm Nhật)|''I-6'']] bắn ngư lôi trúng chiếc tàu sân bay, buộc nó phải quay trở về Trân Châu Cảng. ''Astoria'' cùng những chiếc cùng đi trong lực lượng đặc nhiệm đã hộ tống chiếc tàu sân bay bị hư hại vào cảng an toàn sáng ngày [[13 tháng 1]] năm [[1942]].
 
Sau khi được nghỉ ngơi một thời gian ngắn tại Trân Châu Cảng, ''Astoria'' quay trở ra biển vào ngày [[19 tháng 1]] cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 11, lần này là với tàu sân bay ''Lexington'', được hộ tống ởi các [[tàu tuần dương hạng nặng]] [[USS Chicago (CA-29)|''Chicago'']] và [[USS Minneapolis (CA-36)|''Minneapolis'']] cùng chín [[tàu khu trục]], để tuần tra tại khu vực Đông Bắc tuyến [[dãy san hô Kingman]]-[[đảo Christmas]]. Vào xế trưa ngày [[21 tháng 1]], Lực lượng Đặc nhiệm 11 được lệnh gặp gỡ tàu chở dầu ''Neches'' để phối hợp tổ chức một cuộc không kích lên đảo Wake, rồi tiếp nối bằng một cuộc bắn phá bằng tàu nổi "nếu khả thi". Tuy nhiên, tin tức nhận được vào ngày [[23 tháng 1]] cho biết ''Neches'' đã là nạn nhân của một tàu ngầm Nhật, sau này được xác định là [[I-17 (tàu ngầm Nhật)|''I-17'']]. Không có được nhiên liệu quý giá của chiếc tàu chở dầu, Lực lượng Đặc nhiệm 11 không thể tiến hành cuộc tấn công theo kế hoạch. Được lệnh quay trở về Oahu, lực lượng đặc nhiệm về đến Trân Châu Cảng sáng ngày [[24 tháng 1]].
 
=== Tây Nam Thái Bình Dương cùng Lực lượng Đặc nhiệm 17 ===
Ngày [[16 tháng 2]], ''Astoria'' trở ra khơi trong một chuyến đi trở nên kéo dài đến khu vực Tây Nam Thái Bình Dương cùng với Lực lượng Đặc nhiệm 17, được hình thành chung quanh tàu sân bay [[USS Yorktown (CV-5)|''Yorktown'']], bao gồm tàu tuần dương hạng nặng [[USS Louisville (CA-28)|''Louisville'']], các tàu khu trục [[USS Sims (DD-409)|''Sims'']], [[USS Anderson (DD-411)|''Anderson'']], [[USS Hammann (DD-412)|''Hammann'']] và [[USS Walke (DD-416)|''Walke'']] cùng tàu chở dầu [[USS Guadelupe (AO-32)|''Guadelupe'']], tất cả đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[Frank Jack Fletcher]]. Thoạt tiên, Lực lượng Đặc nhiệm 17 được lệnh hoạt động tại khu vực phụ cận [[đảo Canton]]. Tuy nhiên, sau khi quân Nhật phát hiện ra Lực lượng Đặc nhiệm 11 đang trên đường đi đến tấn công căn cứ tiền phương mới quan trọng của họ tại [[Rabaul]], và tung ra một cuộc không kích kiên quyết nhắm vào lực lượng đặc nhiệm ''Lexington'' ngoài khơi [[đảo Bougainville|Bougainville]] trong ngày [[20 tháng 2]], Phó Đô đốc Brown đã yêu cầu tăng viện thêm một tàu sân bay thứ hai củng cố cho lực lượng của ông cho một đợt công kích vào Rabaul. Vì vậy, Lực lượng Đặc nhiệm 17 được lệnh hỗ trợ cho Brown trong nỗ lực này, và ''Astoria'' di chuyển cùng với ''Yorktown'' để gặp gỡ Lực lượng Đặc nhiệm 11, diễn ra về phía Tây Nam quần đảo [[New Hebrides]] vào ngày [[6 tháng 3]].
 
Lực lượng phối hợp, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Brown, tiến về hướng Rabaul cho đến khi những tin tức về cuộc đổ bộ lực lượng Nhật Bản lên Lae và Salamaua thuộc New Guinea khiến buộc phải thay đổi kế hoạch. Cuối ngày [[8 tháng 3]], Brown và ban tham mưu của mình quyết định chuyển mục tiêu để tấn công hai bãi đổ bộ mới của đối phương bằng cách tung máy bay của mình ra từ [[vịnh Papua]] ở phía Nam, vượt suốt chiều rộng của đảo New Guinea bên trên [[dãy núi Owen Stanley]], đến những mục tiêu trên bờ biển phía Bắc. Trong lúc đó, ''Astoria'' tham gia một lực lượng tàu nổi mà Brown cho tách ra để hoạt động tại vùng biển ngoài khơi [[đảo Rossel]] thuộc [[quần đảo Louisiade]]. Lực lượng này, còn bao gồm các tàu tuần dương hạng nặng ''Chicago'', ''Louisville'' và [[HMAS Australia (D84)|HMAS ''Australia'']] cùng các tàu khu trục ''Anderson'', ''Hammann'', [[USS Hughes (DD-410)|''Hughes'']] và ''Sims'' dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc [[John G. Crace]], được giao phó ba nhiệm vụ: bảo vệ sườn phải cho các tàu sân bay trong khi chúng hoạt động không quân từ vịnh Papua; bảo vệ [[cảng Moresby]] khỏi mọi cuộc tấn công của đối phương; và bảo vệ cho việc đổ bộ lực lượng Lục quân tại Nouméa.
 
Cuộc không kích xuống [[Lae]] và [[Salamaua]], được thực hiện bởi 104 máy bay của ''Yorktown'' và ''Lexington'' vào ngày [[10 tháng 3]] năm [[1942]], đã gây những hư hại nặng cho lực lượng đổ bộ Nhật Bản vốn đã bị tiêu hao, đánh chìm các tàu vận tải ''Kongō Maru'', ''Tenyō Maru'' và ''Yokohama Maru'' cùng tàu quét mìn ''Tama Maru số 2'', cũng như làm hư hại [[tàu tuần dương hạng nhẹ]] [[Yūbari (tàu tuần dương Nhật)|''Yūbari'']], [[tàu rải mìn]] [[Tsugaru (tàu rải mìn Nhật)|''Tsugaru'']], các tàu khu trục [[Asanagi (tàu khu trục Nhật)|''Asanagi'']] và [[Yūnagi (tàu khu trục Nhật) (1924)|''Yūnagi'']] cùng [[tàu chở thủy phi cơ]] [[Kiyokawa Maru (tàu chở thủy phi cơ Nhật)|''Kiyokawa Maru'']]. Quan trọng hơn, cuộc tấn công đã làm trì hoãn thời gian biểu của quân Nhật để chinh phục quần đảo Solomon, buộc họ phải gửi những tàu sân bay đến bảo vệ cho các chiến dịch tiếp theo. Sự trì hoãn cũng cho Hải quân Hoa Kỳ có được thời gian bố trí lực lượng, cộng với việc tham chiến của các tàu sân bay Nhật, đã dẫn đến việc [[trận chiến biển Coral|đối đầu]] tại [[biển Coral]].
 
=== Trận chiến biển Coral ===
 
{{sơ khai}}