Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Minh Trị Duy tân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vantien93 (thảo luận | đóng góp)
Vantien93 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 82:
Tại nhiều nơi, các công nhân tập hợp lại để đấu tranh đòi quyền lợi lao động. Theo Edwin O.Reischauer, năm 1901, [[đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản]] được thành lập với mục tiêu đòi công bằng cho người lao động. Nhưng năm 1900, Chính phủ Nhật (nội các [[Yamagata Aritomo]]) đã ra tay đàn áp bằng cách ban bố [[Đạo luật trị an và cảnh sát]], hạn chế việc người lao động kết hợp thành công đoàn (quyền kết xã) và đình công (quyền bãi công). Theo mệnh lệnh của triều đình, những tài liệu và các bài báo có nội dung xã hội chủ nghĩa sẽ bị trừng trị, các chủ bút bị giam trong khoảng từ năm đến mười năm, và tịch biên luôn những nhà in. Năm 1908, đã xảy ra [[Vụ án cờ đỏ]] (Akahata jiken, "Xích kỳ sự kiện") với việc bắt giữ 3 đảng viên Xã hội dân chủ chỉ vì họ đã phất cờ đỏ ngoài đường (cờ đỏ tượng trưng cho xã hội chủ nghĩa), những người này đã lãnh án cao nhất là khổ sai 2 năm rưỡi. Năm 1911, công nhân thành phố Tōkyō thành công trong cuộc bãi công đòi tăng lương, nhưng người lãnh đạo của họ là [[Katayama Sen]] bị bắt giữ.<ref name="xen">[http://www.binhthuan.gov.vn/KHTT/vanhoa/0001/0002/NV0BB.htm Xen Cataiama (1859-1933)]</ref>
 
Nhìn chung, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến [[giai cấp công nhân]] Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Bất chấp việc bị ngăm cấm, [[Tháng bảy|Tháng 7]] năm [[1922]], [[Đảng Cộng sản Nhật Bản]] được thành lập và hoạt động bí mật.
 
==Tham khảo==