Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Franklin D. Roosevelt”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
NGẮN GỌN, ĐẦY ĐỦ
Dòng 45:
}}
 
'''Franklin Delano Roosevelt''' (tiếng Việt là '''Rudơven''') ([[30 tháng 1]] năm [[1882]] – [[12 tháng 4]] năm [[1945]], thường được gọi tắt là '''FDR''') là [[Tổng thống Hoa Kỳ]] thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa [[thế kỷ 20]] khi ông lãnh đạo [[Hoa Kỳ]] suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới. Là tổng thống Hoa Kỳ duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập niên. FDR đánh bại đương kim tổng thống [[Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)|Cộng hòa]] là [[Herbert Hoover]] trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1932 ở thời điểm tệ hại nhất của cuộc [[Đại khủng hoảng]]. Chính nhờ vào chủ nghĩa lạc quan và sự năng nổ hoạt động của ông đã làm cho tinh thần quốc gia sống dậy. Tuy nhiên các sử gia và kinh tế gia vẫn còn đang tranh luận về tính thông thái trong các chính sách của ông. Ông lãnh đạo Hoa Kỳ qua [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], mất khi đang bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư của mình khi chiến thắng Đức và Nhật gần kề một bên.
 
Trong một trăm ngày đầu tiên với vai trò tổng thống, bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 1933, Roosevelt đã khởi động rất nhiều chương trình lớn khác nhau. Trong nhiệm kỳ đầu tiên (1933–361933–37), FDR đã hướng dẫn [[Quốc hội Hoa Kỳ]] thông qua chương trình kinh tế [[Chính sách kinh tế mới (Hoa Kỳ)|Kinh tế Mới]]. Đây là một loạt gồm nhiều chương trình phức hợp lớn có liên quan với nhau nhằm giải cứu khủng hoảng (đặc biệt là tạo ra các việc làm của chính phủ dành cho người thất nghiệp) và cải cách kinh tế (theo ông có nghĩa là lập ra quy định kiểm soát đối với [[Phố Wall]], ngân hàng và giao thông). Nền kinh tế cải thiện nhanh chóng từ năm 1933 đến 1937 nhưng lúc đó cũng đang rơi vào một tình trạng khủng hoảng sâu. Liên minh bảo thủ lưỡng đảng hình thành vào năm 1937 đã ngăn cản ông "đưa người" vào [[Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ]] hoặc thông qua quá nhiều luật mới; liên minh này cũng đã hủy bỏ phần lớn các chương trình trợ cấp khi tình trạng thất nghiệp thực tế chấm dứt trong suốt [[Chiến tranh thế giới thứ hai]]. Phần lớn các quy định kiểm soát thương nghiệp chấm dứt vào khoảng thời gian từ năm 1975–85, trừ quy định kiểm soát đối với Phố Wall do Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ đảm trách vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cùng với một số chương trình nhỏ hơn, chương trình lớn còn tồn tại đến ngày nay là chương trình [[An sinh Xã hội (Hoa Kỳ)|An sinh Xã hội]] được quốc hội thông qua năm 1935.
 
Vào lúc Chiến tranh thế giới thứ hai sắp bùng nổ sau năm 1938 khi [[Nhật Bản]] xâm lược [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa]] và [[Đức Quốc xã]] trở nên hiếu chiến, FDR đã giang tay hỗ trợ tài chính và ngoại giao mạnh mẽ cho Trung Hoa và [[Anh Quốc]] trong lúc vẫn duy trì chính thức tình trạng trung lập. Mục tiêu của ông là phải tạo cho nước Mỹ thành "kho vũ khí dân chủ" — cung cấp đạn dược vũ khí trong khi các quốc gia khác thực hiện việc chiến đấu. Tháng 2 năm 1941, với sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Lend-Lease, Roosevelt cung cấp viện trợ cho các quốc gia chiến đấu chống Đức Quốc xã bên cạnh Anh Quốc. Ông được Quốc hội Hoa Kỳ gần như nhất trí cho phép tuyên chiến với Nhật Bản sau khi Nhật Bản [[trận Trân Châu Cảng|tấn công Trân Châu Cảng]] vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Ông trông coi việc tổng động viên toàn lực nền kinh tế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho những nỗ lực chiến tranh của đồng minh, bị chỉ trích vì lúng túng lúc ban đầu nhưng chứng kiến tình trạng thất nghiệp biến mất và nền kinh tế phát triển lên đỉnh cao chưa từng có trước đó.
Dòng 99:
 
=== Bệnh Bại liệt ===
Tháng 8 năm [[1921]], trongTrong lúc đang đi nghỉ phép ở Đảo Campobello (8-1924), tỉnh [[New Brunswick]] của [[Canada]], Roosevelt bị nhiễm bệnh mà theo các bác sĩ của ông tin là bệnh bại liệt, dẫn đến tình trạng bị bại liệt hoàn toàn và vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Trong quãng đời còn lại, ông không bao giờ chấp nhận mình bị bại liệt vĩnh viễn. Ông cố thử nhiều cách trị liệu vật lý, kể cả thủy liệu pháp (''hydrotherapy''). Trong năm 1926, ông mua một khu nghỉ dưỡng ở [[Warm Springs, Georgia]]. Tại đây ông thành lập một trung tâm thủy liệu pháp cho bệnh nhân bại liệt. Trung tâm này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay với tên gọi ''Viện Phục hồi Roosevelt Warm Springs''. Sau khi trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, Roosevelt giúp thành lập Quỹ Quốc gia cho Trẻ em bại liệt, ngày nay được gọi là "March of Dimes" (tạm dịch: cuộc đi bộ của tiền kim loại 10 xu). Chính vì sự lãnh đạo của ông trong tổ chức này nên hình ông được khắc trên đồng tiền kim loại 10 xu (tại Hoa Kỳ gọi là ''dime'').
 
Thời ấy, cuộc sống riêng tư của các nhân vật của công chúng không bị soi mói cặn kẽ như ngày nay nên ông có thể thuyết phục nhiều người nghĩ rằng sức khỏe của ông đã khá hơn nhiều, cũng như tin rằng ông có thể gánh vác trọng trách quốc gia lần nữa. Với những thanh sắt kẹp vào hông và chân, Roosevelt tự mình tập bước đi trong những khoảng cách ngắn với sự trợ giúp của một cây gậy. Trong chỗ riêng tư ông sử dụng một chiếc xe lăn, nhưng không bao giờ để công chúng thấy hình ảnh ông ngồi trên xe lăn. Roosevelt thường xuất hiện trước công chúng trong tư thế đứng thẳng người với một phụ tá hoặc một trong các con trai của ông đứng kế bên. Chiếc xe hơi của ông có bộ điều khiển tay được thiết kế đặc biệt giúp ông dễ dàng lái xe.<ref>{{Chú thích web|url=http://www.fdrlibrary.marist.edu/museum/exhibits.html |title=Franklin D. Roosevelt Presidential Library and Museum - Exhibits |publisher=Fdrlibrary.marist.edu |date = ngày 31 tháng 1 năm 2010 |accessdate = ngày 7 tháng 2 năm 2010}}</ref>